Bê bối lạm dụng quyền lực của Panasonic – vấn đề chung của cả một xã hội

Ở Nhật, tháng 3 là mùa tốt nghiệp. Đối với sinh viên đại học, họ được kỳ vọng sẽ tìm việc trước đó và bắt đầu đi làm vào tháng 4. Không phải sau khi tốt nghiệp xong mới “nhàn nhã” nộp đơn xin việc.

Vì lý do này mà các công ty và sinh viên đại học cần có được bản hợp đồng trước khi sinh viên đó tốt nghiệp, điều này giúp đảm bảo ràng buộc, đem lại sự an tâm cho cả bên thuê và bên nhận việc. Sau khi kí hợp đồng, công ty mới bắt đầu training cho nhân viên.

Sự việc lần này phát sinh với Công ty cung cấp thiết bị công nghiệp, là công ty con toàn quyền sở hữu của Panasonic.

20 sinh viên sắp tốt nghiệp nhận được offer công việc, họ sẽ được đăng ký trên trang Web của công ty như một phần của khoá đào tạo. Ý tưởng ban đầu có thể là để tạo điều kiện giao tiếp giữa các nhân viên mới.

Giám đốc phòng nhân sự, người đưa ra ý tưởng này đã bỏ trốn sau khi gây ra sai lầm khủng khiếp. Đầu tiên, các nhân viên này phải viết cảm nhận về sách như bài tập trong khoá đào taọ, tuy nhiên mỗi ngày họ đều phải đăng nhập vào hệ thống để viết. Những người không đăng nhập hằng ngày và không có bài viết sẽ bị đào thải, đó chính là lời đe doạ được đưa ra. Tuy nhiên các nhân viên này chưa chính thức được nhận lương, do đó việc ép buộc này là trái pháp luật.

Ảnh http://twiceborn.o.oo7.jp/NPO/harasumento.html

Hơn nữa, với những người không comment, không like, không react với các bài post trên trang, sẽ nhận được tin nhắn với nội dung như sau

“Từ chối offer công việc luôn đi, đồ ngốc”

Rất nhiều sinh viên bực mình với cách mình bị đối xử, thậm chí có người stress đến mức tự sát. Có thể bạn nghĩ là không cần phản ứng đến mức như vậy, chỉ cần không làm ở công ty tệ hại đó nữa là được mà.

Tuy nhiên, hệ thống ở Nhật coi trọng công việc đầu tiên. Sau nhiều năm gắn bó với công việc ban đầu này, bạn có quyền chuyển việc. Nhưng nếu bạn bỏ việc ngay lập tức, nhà tuyển dụng tiếp theo sẽ đánh giá bạn không có chí tiến thủ. Và điều đó khiến bạn rất khó tìm việc về sau. Sẽ càng khó khăn hơn khi từ chối cơ hội việc làm và tìm việc mới vào tháng 4.

Nhân viên văn phòng Nhật Bản dễ bị mắc kẹt trong những công ty độc hại, chịu đựng những ông sếp khó tính. Nhiều người đã phải tự sát cũng vì lý do này.

Lạm dụng quyền lực không chỉ là vấn đề của Panasonic mà là của xã hội văn phòng Nhật Bản nói chung. Chúng ta phải làm điều gì đó để thay đổi.

Kengo Abe

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: