Phòng chống COVID-19 kiểu Nhật, chú trọng giải cứu kinh tế hơn hạn chế lây lan?
Chủng mới của Virus Corona lây lan nhanh ở Nhật, chủ yếu là vùng đô thị. Do đó nước Nhật đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Tuy nhiên các biện pháp phòng chống của quốc gia này lại có phần khác biệt so với những quốc gia khác. Hãy cùng điểm qua.
1. Vấn đề ra đường của người dân
Ảnh https://www.lifehacker.jp/2017/08/170814_make-a-safety-plan-before-you-panic-in-a-crowd.html
Ở nhiều quốc gia, người dân bị cấm tuyệt đối việc đi ra ngoài. Thế nhưng ở Nhật chỉ ban lệnh hạn chế, không đi kèm với bất kỳ chế tài nào. Tuy số người ra ngoài ở Tokyo có giảm đi, nhưng số lượng người đi bộ bên ngoài vẫn khá nhiều. Ngoài ra cũng không bắt buộc phải đeo khẩu trang do đó khoảng 10% dân cư đi lại trên đường không đeo khẩu trang, vì cơ bản họ cũng không bị phạt.
2. Đóng cửa các cửa hàng
Ảnh https://madcity.jp/20160620_akitenpo/
Tương tự, không có lệnh bắt buộc phải ngưng hoạt động kinh doanh dịch vụ. Các chuỗi cửa hàng lớn có thái độ hợp tác hơn, trong khi đó nhiều cửa hàng nhỏ vẫn mở cửa kinh doanh bình thường, vì thu nhập chính đều dựa vào đó. Ngoài ra các quán Bar và các cửa hàng phục vụ tình dục vẫn hoạt động, trong khi đây là nhưng nơi có khả năng lây lan nhiều nhất, đồng thời rất khó truy ra nguồn lây nhiễm từ những địa điểm như vậy. Chưa kể đến việc chủ tiệm và khách hàng cố tình che giấu.
3. Tình hình giao thông
Ảnh https://raillab.jp/news/article/19068
Các chuyến bay quốc tế đều đã dừng hoạt động, tuy nhiên các chuyến bay nội địa vẫn được tiếp tục, chỉ huỷ chuyến khi có quá ít hành khách.
Xét đến đường tàu, số lượng hành khách sử dụng Shinkansen giảm đi nhiều, các tuyến xe buýt đường dài cũng ở trong tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, đường tàu ở các vùng đô thị vẫn hoạt động, và nhiều người tiếp tục đi làm. Vì không có hạn chế trong việc di chuyển đến tỉnh thành khác, nhiều người “tránh dịch” bằng cách di chuyển đến các vùng ngoại ô, và đây cũng là một nguồn lây nhiễm Virus mà Nhật Bản không thể quản lý hiệu quả.
Xét đến tình hình hiện tại, việc lây nhiễm ở Nhật vẫn chưa đến mức “bùng nổ”. Tỷ lệ tử vong so với các quốc gia khác vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên do những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế, Chính phủ Nhật cần đưa ra các bước hành động.
- Khoản trợ cấp thất nghiệp
Khoản trợ cấp này chủ yếu được chi trả bởi chính quyền địa phương. Trong trường hợp Tokyo, hơn 1 triệu Yên sẽ được cấp cho các cửa hàng hợp tác đóng cửa mùa dịch. Các địa phương khác cũng được khuyến khích làm tương tự, nhưng tình hình khó khăn hơn nhiều vì địa phương đó không có nhiều nguồn tiền công như Tokyo.
Đây là một trong số những chiến dịch bị chỉ trích nhiều nhất. Mỗi hộ gia đình sẽ nhận được 2 khẩu trang, và việc phân phát đã được thực hiện.
- Mỗi người được nhận 100,000 Yên
Quốc hội đang phát triển chiến dịch hỗ trợ mỗi người dân 100,000 Yên. Người nước ngoài hiện đang sống ở Nhật có nhiều khả năng cũng sẽ là đối tượng được hỗ trợ trong chiến dịch này.
- Hỗ trợ các công ty
Các doanh nghiệp là nạn nhân tài chính của khùng hoảng COVID-19 lần này. Hiện một số các biện pháp đã được thực hiện để giải quyết tình trạng trên như cho vay không lãi, không yêu cầu thế chấp tài sản. Thông thường khi mượn tiền từ ngân hàng, nhiều trường hợp yêu cầu thế chấp tài sản, đặc biệt với các khoản vay lớn. Thế nhưng, trước tình hình hiện tại, Chính phủ khuyến khích ngân hàng không yêu cầu thế chấp, và cả không lãi suất. Điều này áp dụng cho các quỹ thiết bị trong tối đa 20 năm và quỹ làm việc trong tối đa 15 năm.
Các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và các nước châu Âu có biện pháp ngăn chặn COVID-19 bằng việc ngừng hoàn toàn các hoạt động kinh tế. Tuy vậy, như các bạn có thể thấy từ những ví dụ trên, việc quản lý của Nhật lại hết sức lỏng lẻo, vì mục đích tương thích với các hoạt động kinh doanh nhiều hơn là ngăn chặn sự lây lan Virus.
Kết quả của những chiến dịch này sẽ đi đến đâu, tôi cảm thấy rất lo ngại.
Kengo Abe