Ý nghĩa lời xin lỗi muộn màng sau 80 năm của Hoa Kỳ
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Phát xít Nhật chịu thua trước quân Đồng Minh, trong đó có Hoa Kỳ. Nhìn chung, đâu đâu ở Nhật đều trở thành chiến trường khốc liệt, trong đó Okinawa chịu thiệt hại to lớn về phía dân thường.
Tuy nhiên không chỉ người Nhật sống trên đất Nhật, mà cả người Nhật sống ở Hoa Kỳ cũng trở thành nạn nhân của cuộc chiến.
Tổng Thống Hoa Kỳ khi đó là Franklin D. Roosevelt đã đưa ra rất nhiều chính sách chống Nhật. Khoảng 120,000 người Nhật sống tại Hoa Kỳ bị đưa vào những khu tập trung.
Ảnh http://karapaia.com/archives/52288027.html
Phe Phát xít không chỉ có Nhật Bản mà cả Đức và Ý, tuy nhiên với Đức và Ý dân cư chủ yếu là người da trắng, Mỹ xem đó là “Những quốc gia có kẻ lãnh đạo tồi” trong khi toàn bộ dân tộc Nhật Bản bị gán cho cái tên “Yellow Monkey” (khỉ vàng).
Trong suốt 4 năm từ 1942, những người Nhật sống ở Mỹ, kể cả là người đã có quốc tịch Mỹ vẫn bị dẫn đến 11 khu tập trung trên toàn nước Mỹ.
Trong quá khứ, Tổng Thống Reagan và H. W. Bush đã từng đưa ra lời xin lỗi về vấn đề này, nhưng California, nơi có liên quan lớn nhất chỉ chính thức đưa ra lời xin lỗi sau 80 năm từ khi kết thúc chiến tranh.
Những người Mỹ có cha mẹ là người Nhật cũng trở thành đối tượng bị đưa vào những trại tập trung. Sau khi bị đưa đi, tất cả tài sản của những người này đều bị tịch thu. Thậm chí sau khi rời khỏi trại, rất nhiều người Mỹ gốc Nhật bị xem là “công dân hạng 2” và bị tước quyền công dân.
Sau 40 năm, vào năm 1992, tổng thống George H. W. Bush đã đưa ra lời xin lỗi chính thức.
“Sự tồn tại của các trại cách ly không phải vì lý do quân sự, mà đó là tội ác phân biệt chủng tộc, là lỗi do sự độc đoán của những người lãnh đạo”.
Đi kèm lời xin lỗi là tiền bồi thường 20,000 USD cho 60,000 nạn nhân sống sót. Cùng thời điểm đó thành lập quỹ giáo dục 1,25 tỷ USD để con cháu những người gốc Nhật ở Mỹ có cơ hội đến trường.
Và lần này là lời xin lỗi từ California. Thế nhưng đã 80 năm kể từ khi các nạn nhân thiệt mạng trong sự kiện trên. Ý nghĩa lời xin lỗi là gì?
Nói về giáo dục Nhật Bản, có một vài điểm khác biệt. Lịch sử của Nhật ít khi nhắc đến chiến tranh, dù đây là thời kỳ quan trọng hình thành nên nước Nhật hiện tại, nhưng có lẽ Chính phủ tìm mọi cách để trốn tránh đối mặt trực diện. Như chúng ta thấy, Hoa Kỳ coi việc học hỏi từ quá khứ là một yếu tố quan trọng, cho dù có nhiều vấn đề đến khi nhận ra cũng đã chậm trễ. Tuy nhiên xét về khía cạnh này, Hoa Kỳ vẫn làm tốt hơn Nhật Bản, ít nhất là không giấu giếm.
Vì vậy mà lời xin lỗi muộn màng này vẫn có một ý nghĩa nhất định, thể hiện được sự tôn trọng lịch sử.
Kengo Abe