65% người nuôi thú ở Nhật mua bảo hiểm cho thú cưng của họ

Tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh ở Nhật vẫn đang giảm mạnh, trong tình hình đó, ngày càng có nhiều người chọn nuôi thú cưng thay vì sinh con. Khi nhìn thấy những gương mặt đáng yêu của lũ thú cưng, những lo toan hằng ngày dường như tan biến hết.

Ảnh http://psnews.jp/cat/p/41733/

Thế nhưng nuôi thú cưng không có nghĩa là ít tốn kém hơn trẻ con, chúng cũng bị ốm như con người. Bạn có thể đưa thú cưng đến bệnh viện thú y, tuy nhiên chi phí rất cao. Có thể đưa ra một số ví dụ như phẫu thuật triệt sản từ 15,000 đến 30,000 Yên. Nhà mẹ tôi có nuôi một chú chó đã 18 tuổi. Mỗi lần chú ta bị ốm và phải đi thú y, tổng cộng các chi phí khám, tiêm, thuốc, thử máu,… khoảng 18,000 Yên.

Ở Nhật, hệ thống bảo hiểm rất hiệu quả, người mua bảo hiểm chỉ cần trả khoảng 30% chi phí thôi, thế nhưng với thú cưng phải trả 100%. Đó là một khoản tiền khổng lồ.

Chi phí tổng quát cho các vấn đề thường phát sinh như:

Vô tình nuốt phải vật lạ

  • Khám: 1000 Yên
  • Chụp X-quang: 10,000 Yên
  • Thuốc cản quang: 1000 Yên
  • Gây mê hoàn toàn: 18,600 Yên
  • Phẫu thuật nội soi: 45.000 Yên
  • Nhập viện: 4.000 Yên
  • Truyền dịch: 3900 Yên
  • Điều trị: 800 Yên

Tổng cộng: 84300 Yên.

Trong trường hợp thú cưng bị thoát vị đĩa đệm do tuổi tác

  • Khám bệnh: 600 Yên
  • X-quang: 37.800 Yên
  • Gây mê hoàn toàn: 8.700 Yên
  • Phẫu thuật: 162.000 Yên
  • Nhập viện: 65.000 Yên
  • Truyền dịch: 3.300 Yên
  • Điều trị: 2.700 Yên
  • Tiêm: 2.700 Yên

Tổng cộng 28,200 Yên

Đây là khoản chi phí phát sinh ngoài dự đoán. Sẽ ổn hơn nếu có thể trả hết một lần, nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy. Đó là chưa kể con vật bị đau sẽ phải thêm thuốc giảm đau. Ngoài ra do không thể trò chuyện như con người nên việc chẩn đoán bệnh cũng khó khăn hơn.

Ảnh https://pshoken.co.jp/lpr/001/utm_source=google&utm_medium=cpc&aid=W000&pubid=GKPC&gclid=EAIaIQobChMIz5GmkoCK6QIVC1VgCh3_MwjOEAAYASAAEgLWfPD_BwE

Đó là lý do vì sao 65% người nuôi thú cưng ở Nhật mua bảo hiểm cho thú cưng của họ. Nhiều công ty bảo hiểm còn chịu trách nhiệm gọi điện đến thú y trước khi đưa thú tới khám.

Tôi nhận thấy người Việt Nam nuôi thú cũng khá nhiều. Hy vọng sẽ sớm có bảo hiểm cho thú cưng trong tương lai.

Kengo Abe

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: