Chuyện về Toà thành mạnh nhất Nhật Bản, ngoài ra còn… ăn được

Trong thời đại của các Samurai, có rất nhiều toà thành, lâu đài được xây dựng nhằm phục vụ chiến tranh. Các tòa thành này được xây dựng kiên cố để quân đội rút quân và tấn công kẻ địch từ bên trong.

Trong số rất nhiều những toà thành vô cùng vững chải đó, đâu là toà thành mạnh nhất? Đó chính là thành Kumamoto.

Ảnh https://bizgate.nikkei.co.jp/article/DGXMZO4086353004022019000000?channel=DF240120194721

Thêm một sự thật thú vị về toà thành này, đó là bạn hoàn toàn có thể ăn nó.

Bạn đã từng nghe đến những căn nhà làm từ bánh kẹo chỉ xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích chưa? Thế nhưng toà thành có thể ăn được này thực sự tồn tại trong quá khứ, ngoài ra còn ẩn chứa sức mạnh đặc biệt.

Tác giả của lâu đài Kumamoto là Kiyomasa Kato, người từng có nhiều công trình xây dựng tuyệt vời thời bấy giờ. Lâu đài Kumamoto là một trong số đó.

Các toà thành thời đó thường được bao quanh bởi con Hào lớn, sử dụng độ sâu của dòng sông tự nhiên, càng lên cao độ dốc của thành đá càng tăng. Địa thế của thành cũng là một lý do khiến nơi đây trở nên rất khó tấn công. Tuy nhiên, vì địa thế hiểm trở, cô lập mà đôi khi quân đội bị bao vây trong các toà thành, trở thành nạn nhân của chiến dịch “quân đói”.

Ảnh https://www.sengoku-battle-history.net/tottori-castle/

Quân địch thường ép đối phương vào thế thủ, bị động ở trong thành, cắt hết các đường tiếp viện, chờ đến khi địch hao mòn vì thiếu thức ăn nước uống. Đây là phương pháp đánh trận hiệu quả, không làm tiêu hao binh lực.

Toà thành, thay vì biến thành nơi trú ẩn, trở thành “nghĩa trang” của những người chết đói nằm la liệt. Khi khủng hoảng lương thực xảy ra, đầu tiên quân sẽ thịt ngựa chiến, sau đó đến xác người. Cái chết đến dần dần, thống khổ, thậm chí còn thảm khốc hơn bỏ mạng vì gươm đao nơi sa trường.

Thế nhưng thành Kumamoto được xây dựng nhằm vô hiệu hoá chiến lược “quân đói” này. Bên trong thành trồng nhiều loại cây mà lá có thể sấy khô để ăn. Chiếu Tatami thay vì làm bằng rơm thì lại được làm bằng khoai môn sấy khô. Khi ngâm vào nước lập tức trở thành thức ăn.

Tường đất thông thường trộn với rơm, thì nay cũng chứa cả sợi khoai môn. Ngoài ra bên trong tường còn chứa cả bầu khô, thường được dùng để ăn kèm với Sushi. Chưa kể dây cung trong vũ khí được làm từ dương xỉ sấy khô, có thể ăn được.

Tất nhiên trong thành có chứa lương thực. Thế nhưng trong trường hợp nguồn lương thực này cạn kiệt, quân đội có thể cầm cự thêm thời gian dài để chờ cứu viện từ bên ngoài nhờ lượng thực phẩm từ chính toà thành. Chưa kể nếu thời gian chờ đợi dài, quân địch cũng sẽ chịu những hậu quả tương tự và sẽ tự động rút lui.

Trên thực tế, lâu đài có lịch sử bị tấn công bởi lực lượng Chính phủ mới vào cuối thời kỳ của các Samurai. Vào thời điểm đó, quân đội của Chính phủ cũ đã cầm cự trong hơn 50 ngày, và cuối cùng thành công.

Lâu đài Kumamoto được xây dựng không phải với mục đích chiến thắng, mà để ngăn thất bại, được mệnh danh là toà thành mạnh nhất, và có thể ăn được.

Vào năm 2016, một phần của thành bị thiệt hại nặng nề do động đất năm 2016, hiện nay đang được tu bổ.

Ảnh https://www.tokyu-travelsalon.com/report/「メジャーな観光地は飽きた」という貴女に贈る-2/

Chúng ta cùng hy vọng có thể chiêm ngưỡng lại toàn diện toà thành có một không hai trong lịch sử này một lần nữa.

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: