Truyền hình Nhật Bản đăng tin sai lệch, cắt xén nội dung khiến người trong cuộc giận dữ lên tiếng
Từ trước đến nay, tin tức trên truyền hình được cho là nguồn tin chính thống và đáng tin cậy, tuy nhiên truyền hình Nhật Bản hiện nay không còn được như vậy. Thậm chí còn bị gọi là dối trá…
7/5/2020, kênh truyền hình TV Asahi đã phát sóng nội dung về một bác sĩ tên là Shibuya Taisuke là bác sĩ tại một bệnh viện tại Bỉ.
Hiện tại vì đang tạm thời về nước nên anh được TV Asahi mời phỏng vấn. Nhưng khi nhìn thấy nội dung được phát sóng, anh hết sức bất ngờ.
本日テレビ朝日の朝のニュース番組グッド!モーニングで私がコロナウイルス診療に関してインタビューされたものが放送されました。昨日の朝、テレビ朝日の方から取材の依頼が来て、夕方にzoomを用いたリモートでの取材という形で依頼を受けました。…
Người đăng: Taisuke Shibuya vào Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020
Bài post lên tiếng về hành vi cắt xén thay đổi nội dung phỏng vấn của anh Shibuya đã nhận được nhiều sự quan tâm
Trong cuộc phỏng vấn anh đã thẳng thắn đưa ra quan điểm về tình hình lây nhiễm COVID-19 ở châu Âu và cách xử lý của các nước này, đồng thời so sánh với Nhật Bản hiện tại. Tuy nhiên trong số đó, câu hỏi liên quan đến xét nghiệm PCR được hỏi đi hỏi lại nhiều lần.
So với nhiều nước trên thế giới, số lượng xét nghiệm PCR của Nhật Bản ít hơn rất nhiều. Đó là lý do mà gần đây số lượng bệnh nhân dương tính và tử vong do dịch bệnh được cho rằng không còn tăng lên như trước.
Số ca xét nghiệm PCR tăng lên đồng nghĩa với tỷ lệ phát hiện dương tính cũng tăng, kéo theo các phương án cách ly. Vì thế nguy cơ y tế Nhật Bản chịu sức ép đến mức sụp đổ đã được dự báo. Cùng với đó số lượng y bác sĩ có khả năng xét nghiệm cũng rất thiếu thốn vì thế nếu khám qua loa thì có khả năng xảy ra lỗi. Nếu suy nghĩ về tình hiện tại thì không nên tăng số lượng xét nghiệm lên – Đây là ý kiến từ phía những người trong ngành y tế.
Vậy rốt cuộc, tăng hay không tăng mới tốt cho tình hình Nhật Bản?
Trước câu hỏi này, anh Shibuya chỉ nói
”検査数をただ増やせばいいというものではない”
“Vấn đề không phải chỉ tăng số lượng xét nghiệm thôi là được”.
Thế nhưng đài truyền hình lại muốn lái truyền thông theo hướng “cần tăng số lượng xét nghiệm” nên nhiều lần hỏi đi hỏi lại, dùng cách nói dẫn dụ để anh Shibuya thay đổi ý kiến. Tuy nhiên, vì anh này đã nhìn thấy ý đồ của ê kíp nên không hề thay đổi ý kiến từ đầu đến cuối.
Thế là, khi đăng tải đoạn phỏng vấn, nhà đài đã cắt đi một phần phần ý kiến quan trọng nhất của anh, thêm vào đó là lồng ghép một phần nội dung khác để cuối cùng kết luận ý kiến của anh Shibuya đó là “nên tăng số lượng ca xét nghiệm”.
Đây không chỉ là lần đầu tiên đài truyền hình sử dụng các chiêu trò như vậy. Tháng 12/2018, bộ quốc phòng Nhật Bản khẳng định hạm đội hải quân Hàn Quốc đã chiếu xạ mục tiêu vào máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản gây nên vấn đề quốc tế lớn.
Chiếu xạ Radar là hành động tấn công có chủ ý, là việc không thể chấp nhận giữa hai nước láng giềng. Theo những gì Hàn Quốc đã công bố, quân đội nước này khẳng định chỉ sử dụng camera quang học để xác định máy bay của Nhật Bản đang tới gần.
Giữa lúc căng thẳng Nhật – Hàn leo thang, NHK Nhật Bản đã đăng tải bức ảnh sau.
Hãy nhìn kỹ mà xem, trong bức ảnh, bánh của máy bay đang đưa ra và tất nhiên, ai cũng hiểu mục đích chiếc máy bay này đó là hạ cánh. Tại sao giữa biển cả mênh mông không hề có bóng dáng sân bay mà máy bay lại muốn hạ cánh?
Ảnh: https://www.jijitsu.net/entry/NHK-uso-netsuzou-P1
Nhiều người nhận ra điểm bất thường và khẳng định đó là chiêu trò mà NHK sử dụng.
Các tin tức giả hiện nay đã phủ khắp cả thế giới. Tuy nhiên một cá nhân không nhận thức đầy đủ có thể khiến bản thân sai phạm vì tuyên truyền thông tin sai lệch. Nhưng những tổ chức truyền thông lớn như đài truyền hình lại phát sóng tin tức giả mạo thì sau này người dân nên tin tưởng vào nguồn tin nào.
Qua câu chuyện trên, đừng nên tin hoàn toàn vào thời sự trên TV và internet, đây là thời đại mỗi cá nhân, cộng đồng cần tỉnh táo để nhận ra đâu mới là đúng. Chọn lọc thông tin, bài trừ tin giả, đó là cách để bảo vệ chính bản thân bạn và cả những người có thể bị hại do tin tức giả gây ra.
Nguồn: https://www.facebook.com/taisuke.shibuya/posts/3006178869497530
Kengo Abe