Loại giấy mỏng nhất thế giới không dùng để viết nhưng lại gách vác một sứ mệnh vĩ đại hơn

Washi là loại giấy truyền thống có lịch sử lâu đời, đây là cách gọi chung của các loại giấy thủ công ở Nhật phân biệt với các loại giấy kiểu Tây. Washi là vật liệu được quý tộc ngày xưa ưa dùng như làm giấy viết chữ, vẽ tranh, cửa trượt… Washi có giá thành cao vì độ bền và được làm hoàn toàn thủ công. Ngược lại, nhược điểm của giấy kiểu Tây là dễ bị rách, mốc hoặc mối mọt đục khoét dù giá thành phải chăng hơn.

Vì vậy nhằm bảo vệ kho tàng sách quý báu của nhân loại, sứ mệnh của giấy Tengujo (một loại giấy Washi) đã ra đời. Loại giấy này được sản xuất bởi công ty Hidaka Washi ở tỉnh Kochi, Nhật Bản. Tính cho đến nay công ty Hidaka Washi là cơ sở chuyên sản xuất giấy Tengujo lâu đời ở Nhật, nhưng theo thời gian nó càng được làm mỏng nhất có thể.

Ảnh: https://www.nytimes.com/2020/05/05/science/the-thinnest-paper-in-the-world.html

Sau 2 năm nghiên cứu thành công Hiroyoshi Chinzei Giám đốc công ty Hidaka Washi còn tạo được loại Tengujo độc nhất, độ dày chỉ có 0,02mm mỏng nhất thế giới hiện tại.

Loại giấy thủ công truyền thống này được sản xuất từ một loại cây có tên là Kozo (cây dâu tằm) cho ra các loại sợi dài và dai hơn so với loại giấy thông thường làm từ gỗ và bông. Quá trình để làm ra giấy trải qua nhiều công đoạn, bắt đầu từ bước hấp cây kozo, bóc vỏ sau đó đun cho đến khi mềm, đem rửa sạch và bỏ đi từng hạt bụi trên Kozo, rồi gỡ thành những sợi nhỏ. Sau đó đem ngâm trong bồn chứa nước kết hợp Neri là một loại chất lỏng chiết xuất từ hoa Bụp mì, sự kết hợp này sẽ giúp các sợi Kozo dẻo dính và dễ kéo thành những sợi mỏng hơn.

Kỹ thuật này đòi hỏi người nghệ nhân phải thật sự thành thạo và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

Ảnh: https://www.nytimes.com/2020/05/05/science/the-thinnest-paper-in-the-world.html

Sử dụng các loại máy móc và kỹ thuật thủ công lưu truyền qua nhiều thế hệ, công ty có thể tạo ra loại giấy siêu mỏng, được nhiều nhà bảo tồn sử dụng nhằm khôi phục và bảo tồn các hiện vật văn hóa. Những thợ thủ công khéo léo sắp xếp các sợi này như màng nhện làm thành một mặt phẳng, đến khi hỗn hợp chất lỏng khô và các sợi bám vào nhau tạo thành mảnh giấy mỏng trong suốt. Theo Hiroyoshi Chinzei thì công thức này không phải bí mật của riêng công ty nào, rất dễ thực hiện nếu tuân theo đúng nguyên tắc và cẩn thận.

nh: https://www.somagnews.com/thinnest-paper-world-almost-completely-transparent-tengujo/

Nhiều công ty Nhật hiện nay có thể sản xuất Tengujo mỏng đến nỗi không thể dùng cho mục đích viết, mà quan trọng nhất của Tengujo là dùng để bảo vệ những văn tự cổ. Choi Soyeon một chuyên gia bảo quản văn tự tại Trung Tâm Nghệ thuật Anh Quốc, thuộc Đại học Yale Mỹ cho biết văn thư, bản thảo, sách báo rất dễ bị ăn mòn theo thời gian. Nếu nặng hơn văn tự có thể bị mối mọt xâm hại trong môi trường ẩm.

Vì vậy, các chuyên gia rất cần một loại giấy như Tengujo để bảo vệ những văn tự quan trọng.

Hiện nay Tengujo đã trở thành lựa chọn hàng đầu của các thư viện, bảo tàng lớn trên thế giới như Bảo tàng Louvre (Pháp), Bảo tàng Anh…

AD

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: