Khách hàng tức giận vì bị nhân viên ám chỉ “Bà cô xấu xí”, và sự thật đằng sau

Các công ty ở Nhật thường tổ chức những cuộc khảo sát về ý kiến của khách hàng, sẵn sàng lắng nghe cả những đánh giá gay gắt để cải thiện chất lượng sản phẩm. Các trung tâm thương mại lớn cũng nằm trong số đó.

Tình huống lần này bắt đầu từ một hoá đơn gửi cho khách hàng khi order thức ăn cho trẻ em ở một nhà hàng bên trong AEON. Hoá đơn có nội dung như sau:

Ảnh http://clover48.com/trend/wadai/hgfyt/

Nội dung hoá đơn là thanh toán suất Yakisoba size trẻ em, nhưng dòng chữ viết tay trên hoá đơn mới là điều gây bất ngờ.

Busu Onna – bà cô xấu xí

Làm gì có dịch vụ khách hàng nào tồi đến vậy?

Vị khách này vô cùng tức giận và đã viết mail phản hồi cho AEON : “Tôi sẽ không bao giờ trở lại đó, với cái thái độ như vậy chỉ có phá sản thôi”.

Lời phàn nàn không thể nào chối cãi được.

AEON sau khi nhận được phàn nàn của khách hàng đã vô cùng ngạc nhiên và điều tra kỹ càng tình huống. Sau khi rõ ràng sự tình, AEON đã giải trình công khai, câu trả lời khiến ai nấy đều phải bật cười.

Busu Onna trong ngữ cảnh kia không hề có ý chê bai gì nữ khách hàng, mà là ghi chú cho nội dung đơn hàng. Busu là viết tắt của Budousukasshu có nghĩa là nước nho, do đơn hàng dành cho trẻ em nên sẽ được tặng kèm đồ chơi. Bạn cũng có thể đoán ra từ Onna là để ám chỉ bé gái chứ không phải mẹ.

Vì sợ nhầm lẫn nên nhân viên đã ghi chú rất chi tiết. Thông thường hoá đơn được in ra 2 tờ, tờ giao cho khách hàng sẽ là tờ không có ghi chú. Thế nhưng do nhầm lẫn mà nhân viên đã giao nhầm tờ hoá đơn có kèm ghi chú của mình.

Quả nhiên, nếu nghĩ kỹ lại, chẳng ai lại đi gọi khách hàng của mình là “Busu onna” một cách vô cớ như vậy.

Tất nhiên nhân viên kia cũng có lỗi khi đưa nhầm hoá đơn cho khách hàng. Ngoài ra, lời khuyên dành cho các bạn đang làm thêm tại Nhật, cho dù là ghi chú cho bản thân mình, cũng nên chú ý đừng viết tắt quá vì có thể sẽ rơi vào tình huống khó đỡ như thế này nhé !!!

Kengo Abe

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: