Nền văn hoá Nhật Bản còn sót lại ở đảo quốc Tây Thái Bình Dương

Palau – hòn đảo xinh đẹp nổi lên giữa Liên bang Micronesia Thái Bình Dương. Nơi đây nằm cách xa Nhật Bản, và thoạt nhìn cũng không liên quan gì đến quốc gia này. Tuy vậy điều kỳ lạ là rất nhiều người ở Paula có thể hiểu và nói tiếng Nhật.

Ảnh https://www.redfin.jp/berryblog/oversea/palau

Bạn sẽ thấy một người Palau vào quán bia, gọi một cốc trong khi nói “Tsukarenaos”. Từ này kết hợp giữa hai từ tiếng Nhật là Tsukare (mệt mỏi) và Naosu (chữa lành), ý nói uống bia để giải toả mệt mỏi.

Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ khác cho thấy điểm tương đồng trong ngôn ngữ.

Gomen, gomen

Denki Bashira (cột điện)

Daito Ryo (tổng thống)

Kursi (đau khổ)

Tanjoubi (sinh nhật)

Aji, daijoubu (ngon).

Tất cả những từ ở trên đều là tiếng Palau, không phải tiếng Nhật đâu nhé. Được biết ngôn ngữ chính ở đây là tiếng Anh, tuy nhiên có một bang là Angaur sử dụng tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức, bên cạnh tiếng Palau và tiếng Anh.

Thêm vào đó, tên của người Palau cũng gần giống với người Nhật, ví dụ những cái tên như Kunio, Tadao, Harumi,… Dân Palau cũng thêm hậu tế -san vào tên người để thêm phần lịch sự khi gọi ai đó.

Sở dĩ có những nét tương đồng là vì Palau từng dưới quyền quản lý của Nhật Bản trong 30 năm từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới I đến khi kết thúc Thế chiến II. Trong thời gian này, Nhật Bản xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở đây, mức sống của người dân được nâng cao hơn so với thời kỳ Paula là thuộc địa của Đức. Nhật Bản phát triển công nghiệp ở quốc gia này, khác với một số nước thống trị khác chỉ tập trung vào nông nghiệp ở thuộc địa, nhờ đó mà cuộc sống người dân không lệ thuộc.

Một số người lớn tuổi ở Palau sống vào thời kỳ đó có thể nói được tiếng Nhật. Trong hình ảnh bên dưới là cây cầu minh chứng cho mối bang giao của hai quốc gia.

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/日本・パラオ友好の橋

Quốc kỳ Palau chính thức được quyết định vào năm 1979, ý tưởng thiết kế là trăng tròn trên biển xanh. Tuy vậy rất nhiều người cho rằng quốc kỳ này mô phỏng quốc kỳ của Nhật Bản.

Đáng tiếc là ít người Nhật biết được câu chuyện về Palau, bởi lẽ người Nhật rất kém giao tiếp với người nước ngoài. Do đó nếu bạn đọc được bài viết này, hãy chia sẻ với những người bạn Nhật Bản của mình nhé.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: