Thú vui Bonsai “chất chơi” như sáng tạo phim hoạt hình

Ở Việt Nam, thú chơi Bonsai không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Bonsai ở Nhật khác với Trung Quốc và các nước khác ở sự tỷ mỉ trong từng chi tiết, sự kỳ công trong việc uốn nắn tạo hình.

https://ja.wikipedia.org/wiki/盆栽

Các chậu Bonsai của Nhật được bán với giá rất cao ở Đức và Pháp, trong khi ở Nhật chỉ có người cao tuổi có thú chơi Bonsai, người trẻ tuổi lại chẳng mấy người có hứng thú. Vì thế, nhiều người đã tạo ra các trào lưu khác nhau để tạo sự chú ý của cộng đồng đến với nghệ thuật truyền thống này. Một trong số đó là trào lưu đã kéo dài 10 năm mang tên Man-bonsai (マン盆栽).
Thông thường, các nghệ nhân sẽ đặt mô hình tí hon bên trong chậu cây để tạo một phong cảnh mới mẻ. Cách chơi này có gì mà Hot vậy? Mời mọi người chiêm ngưỡng các tác phẩm sau:

http://blog.livedoor.jp/hidekibushido/archives/51932853.html

http://www.wabisabi-bonsai.com/SHOP/BD00006AB.html

https://www.pinterest.com/pin/819444094670311313/

https://blog.goo.ne.jp/yappi27/e/a374f056a1cf02e9d243446af9617cbd

https://rdlf.jp/news/201605.html

https://crea.bunshun.jp/articles/-/13314

Trông cứ như một cách cắt ra từ bộ phim hoạt hình vậy. Nhờ những mô hình màu sắc này mà chậu cây cảnh thêm phần sinh động và gần gũi hơn.
Ở Nhật có các máy Game gọi là Gacha (loại máy cho tiền vào và vặn nút, máy sẽ cho ra các hộp tròn chứa phần quà ngẫu nhiên)

https://www.gachagachanomori.com

Nhiều người sử dụng những mô hình tí hon trúng được tại các máy Gacha để chơi Man-bonsai. Ngoài ra bạn còn có thể nhận được các mô hình này khi đi ăn Sushi, khi gọi phần nước kèm quà tặng… Tuy hầu như đều ngẫu nhiên nên bạn cần thời gian để sưu tập các nhân vật hoặc mô hình đồ vật mà mình cần. Hoặc nếu bạn khéo tay hãy nặn các mô hình bằng đất sét.

Trào lưu Man-bonsai bắt đầu từ một nhạc sĩ có tên Paradise Yamamoto. Sở trường của anh là nhạc Latinh nên anh đã kết hợp giữa Mambo và Bonsai để ra đời cái tên Man-bonsai.

Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi lại thích bảo vệ truyền thống nên không mấy niềm nở ngược lại còn châm biếm kiểu chơi Bonsai này. Thế nhưng thời đại Samurai và thời Edo cũng từng tồn tại một cách chơi Bonsai tương tự gọi là Hariyama. Nên nói cách khác, Man-bonsai cũng chẳng hề đi ngược truyền thống chút nào.

Gìn giữ truyền thống là một cách để bảo vệ tinh hoa của dân tộc, tuy nhiên để tạo cảm hứng cho nhiều người cùng tiếp cận nghệ thuật truyền thống thì phá cách cũng là điều nên làm. Còn hơn để truyền thống mai một hoặc thậm chí vĩnh viễn mất đi.

Kengo Abe 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: