Đố bạn: Hình ảnh này mang ý nghĩa gì?
Mỗi quốc gia có những hình phạt kỳ quặc vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại. Ví dụ ở Mỹ, hình phạt dành cho một người đàn ông lái xe lên vỉa hè vì muốn vượt xe buýt trường học là trong 2 ngày đứng ở đèn đỏ giơ bảng:
“Tôi thật ngu ngốc vì đã chạy xe trên vỉa hè để tránh xe buýt”.
Hình phạt mang một chút gì đó “đáng yêu”.
Vậy, nếu nhìn vào hình vẽ dưới đây, bạn có đoán hình phạt dành cho người đàn ông đang quỳ trên mặt đất là gì?
Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/21273
Vào thời đại Edo, những ngôi chùa ở Nhật có những quy tắc riêng biệt, và những sư thầy vướng phải các tội lỗi đều chịu hình phạt như đầy ra khỏi chùa.
Tuy nhiên, thoạt nhìn cách này khá lố bịch và quá đáng, thế nhưng trong giới tăng lữ lại có một cách lý giải khác.
Khố Fundoshi đại diện cho trang phục.
Con cá mà vị sư thầy đang ngậm mang ý nghĩa thức ăn.
Và cây dù thể hiện nơi sinh sống.
“Ăn, mặc, ở” là 3 nhu cầu tối thiểu của mỗi con người. Chùa đã cho người bị phạt cả 3 thứ này trước khi rời chùa nghĩa là không còn gì để thương xót. Ngoài ra nếu vị sư thầy đang ăn chay thì hình phạt ngậm cá là ý chỉ người đó đã quay lại chốn trần tục.
Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/21273
Trong ảnh còn có một vị sư khác đang cầm sợi dây quấn trên cổ phạm nhân, có lẽ tiếp theo đó sẽ dắt người này đi trên đường phố bằng 4 chân. Hành động xúc phạm này chắc chắn sẽ khiến phạm nhân cảm thấy xấu hổ. Nhiều người thắc mắc không biết những nhà sư ăn chay này liệu có ăn những con cá đó thật không, thế nhưng hầu như sử sách không còn ghi chép lại.
Tuy nhiên, so với những hình phạt khủng khiếp dưới thời Edo như mổ bụng hay chặt đầu thì hình phạt này xem ra vẫn còn rất nhân từ.
Kengo Abe