Sơ tán thế nào khi thiên tai xảy ra giữa đại dịch COVID-19?
Một số địa phương ở Nhật hiện nay đang chuẩn bị cho mùa mưa khi hè về. Năm nay xảy ra vấn đề mà trước đây chưa từng gặp, người Nhật phải tìm cách để bố trí địa điểm sơ tán khẩn cấp khi thiên tai xảy ra, nhưng vẫn đảm bảo tránh được nguy cơ bùng phát ca nhiễm Virus.
Vào tháng 3 xảy ra một trận mưa lớn ở thị trấn Shibecha thuộc Hokkaido, tình huống phát sinh ngay thời điểm không thể tồi tệ hơn khi dịch bệnh đang bùng phát trong cộng động làm phức tạp hơn công tác chuẩn bị cho mùa mưa bão.
Nhà Thể Dục Thể Thao được sử dụng làm nơi sơ tán, nhân viên dùng băng keo đánh dấu vị trí cách nhau 2m trên sàn nhà và hướng dẫn mọi người đến sơ tán cần giữ khoảng cách khi tiếp xúc với nhau.
Ảnh https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/backstories/1114/
Ông Ito Masaaki phụ trách giám sát công tác này cho biết, rất may ít người đến lánh nạn và đặc biệt không ai bị nhiễm bệnh. Ông cho biết, kinh nhiệm này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh về cho những thách thức phía trước.
Ông nhận ra nếu chỉ lập địa điểm sơ tán bình thường sẽ không đủ ngăn ngừa lây bệnh. Điều này đã được các quan chức tỉnh Miyagi rút ra từ kinh nhiệm đối đấu với thiên tai đầy cay đắng. 9 năm trước, sau trận động đất và sóng thần tàn khốc ngày 11/3, có khoảng 200 người đã sơ tán đến nhà Thể dục thể thao của 1 trường học trong Thành phố Natori. Một trong những người di tản được phát hiện mắc cúm và virus đã lây lan khắp điểm sơ tán.
Các quan chức địa phương đã tìm đến ông Endo Shiro, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Y dược Tohok để được giúp đỡ. Ông đã đến hiện trường và kiểm soát ổ dịch, nhưng ông nói rằng chỉ có thể làm được điều này khi có thuốc để điều trị cúm và tìm được phương pháp xét nghiệm đáng tin cậy. Nhưng với virus Corona cả 2 yếu tố này đều chưa có.
Chính quyền quận Adachi của Tokyo, nơi có 700,000 dân sinh sống đã lên kế hoạch ứng phó mưa bão mùa Hè này, với hy vọng sẽ giúp sơ tán an toàn hơn. Họ gọi đó là biện pháp “sơ tán nhiều nơi”.
Ý tưởng là tạo nhiều điểm sơ tán để người dân có thể lựa chọn, ngoài những địa điểm theo quy định của Chính Phủ. Trong các khu vực ít có nguy cơ ngập lụt, chính quyền khuyến khích người dân dự trữ lương thực, thực phẩm, đủ dùng trong 1 tuần, và ở yên trong nhà khi có bão. Tại một số khu vực, chính quyền đàm phán thoả thuận với các doanh nghiệp trên địa bàn mở cửa trụ sở, dùng phòng họp và hành lang để làm điểm sơ tán.
Thủ tướng Abe Shinzo cho biết Chính phủ sẽ làm hết khả năng để sẵn sàng ứng phó. Trong một cuộc họp báo ngày 25/5, ông nói: ”Chúng tôi sẽ bố trí nhiểu điểm sơ tán nhất có thể, tận dụng các khách sạn và những nơi khác. Hỗ trợ người sơ tán, cũng như cung cấp vật dụng cần thiết như khẩu trang, chứ không đợi đến khi có yêu cầu của địa phương”.
Địa điểm sơ tán truyền thống thường là các khu vực yêu cầu mọi người ngủ trong các khu vực gần nhau, không thể tránh được 3 yếu tố lây nhiễm bệnh là không gian khép kín không đủ thông thoáng, nơi đông người, giao tiếp ở khoảng cách gần. Các nhà chức trách chỉ còn vài tuần để chuẩn bị chiến lược sơ tán sao cho đảm bảo sẽ không bùng phát lây nhiễm tập thể, và không làm gia tăng hậu quả của thiên tai.