Lính cứu hoả Hikeshi – nghề “ngầu” nhất thành cổ Edo

 

Ảnh https://toshidama.files.wordpress.com/

Tại sao lính cứu hoá lại là nghề “ngầu” nhất vào thời Edo?

Cho đến tận bây giờ, kiến trúc nhà bằng gỗ vẫn còn khá nhiều ở Nhật Bản. Vào thời Edo, tất cả nhà cửa đều được xây bằng gỗ. Thành Edo là vùng dân cư đông đúc, với rất nhiều căn nhà gỗ nằm sát cạnh nhau.

Ảnh https://toshidama.files.wordpress.com/

Bên cạnh đó, khí hậu ở Edo rất khô vào mùa đông, đó chính là nguyên nhân của những trận hoả hoạn, mà kiến trúc nhà gỗ là nguyên nhân khiến hoả hoạn ở Edo rất khó dập tắt.

Ảnh https://toshidama.files.wordpress.com/

Vào thời đó có thể nói những người “lính cứu hoả” chính là anh hùng dân tộc.

“Lính cứu hoả” ngày xưa được gọi là 火消し (Hikeshi) – Người dập lửa. Ngày xưa lưu truyền câu nói:

“Hoả hoạn và cãi cọ là tinh hoa của thành Edo”.

Người Edo ngày xưa vô cùng nóng nảy, đồng thời ở Edo cũng thường xuyên xảy ra hoả hoạn, do đó câu này đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngoài ra những Hikeshi ngày xưa vô cùng dũng cảm và là nghề đáng ngưỡng mộ nhất.

Trang phục của lính cứu hoả ngày xưa cũng được thiết kế rất “ngầu”, có hoa văn trên cả hai mặt. (Có nghĩa là không có mặt trái mặt phải mà mặc được cả hai phía).

Khi hoả hoạn xảy ra, các Hikeshi phải nhanh chóng đến hiện trường, giải toả đám đông và thực hiện công tác chữa cháy. Chính vì vậy trang phục của họ phải được thiết kế nổi bật, bắt mắt nhất có thể.

Dưới đây là một số hoa văn phổ biến.

Mô tả câu chuyện về tên cướp và con ếch.

Ảnh http://karapaia.com/archives/52288439.html

Đây là câu chuyện có thật về một người tên Minamoto no Yorimitsu, người anh hùng đã đánh bại con nhện khổng lồ.

 

Ảnh http://karapaia.com/archives/52288439.html

 

 

 

 

Ảnh http://karapaia.com/archives/52288439.html

Ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện thú vị khác được khắc hoạ.

Có phải là rất ngầu không? Trong những bộ trang phục này, các Hikeshi sẽ liều mình xông vào đám cháy để bảo vệ sinh mệnh thị dân.

Nhân tiện đây, xin phép giới thiệu đến các bạn phương pháp chữa cháy được sử dụng thời đó.

Có phải là dùng nước không? Xin thưa là không, dùng nước sẽ không kịp.

Thời Edo không có đủ nước sinh hoạt, đồng thời cũng không có những chiếc xe cứu hoả như ngày nay. Do đó dùng nước không đem lại hiệu quả gì. Phương pháp cứu hoả thời xưa có thể được tóm gọn trong một từ “phá hoại”. Đúng vậy, những người lính cứu hoả sẽ phá căn nhà tiếp theo trước khi đám lửa lan rộng.

Trong một số đám cháy lớn, cách này cũng không khả thi, do đó Edo quy hoạch lại nhà cửa thị dân thành từng cụm, kẹp giữa các kênh tưới tiêu.

Với thủ phạm gây ra các vụ cháy sẽ phải nhận hình phạt nặng nhất là tử hình. Hãy nhìn hậu quả gây ra bởi các đám cháy vào thời Edo để hiểu về tính nghiêm trọng.

Tóm lại, Hikeshi – những người không màn đến mạng sống của mình, không chỉ khoác lên mình những bộ trang phục rất “ngầu”, mà họ còn vô cùng dũng cảm, kiên định, sẵn sàng xả thân để bảo vệ thành Edo.

Ngày nay dù hệ thống chữa cháy ở Nhật Bản đã phát triển vô cùng hiện đại, nhưng hình ảnh các Hikeshi xông vào biển lửa chữa cháy đã in sâu vào văn hoá của xứ sở hoa Anh Đào.

Hàng năm các lễ hội được tổ chức trên khắp nước Nhật Bản, hình ảnh các Hikeshi được tái hiện qua những màn nhào lộn leo thang ”hashigonori” và hát bài hát chữa cháy Kiyari truyền thống.

Hãy dành những lời ca ngợi đến cả những người lính cứu hoả trong thời đại ngày nay nữa nhé.

 

 

 

 

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: