Hành trình “mang nặng đẻ đau” của phụ nữ Nhật từ thời Jomon đến hiện tại
Sinh sản là phép màu của cuộc sống.
Nhiều người cho rằng sự thay đổi của xương chậu để con người đi lại bằng hai chân đã ảnh hưởng đến việc sinh sản. Để giảm đau đớn cho người mẹ lúc sinh con, nhiều nơi trên thế giới sử dụng biện pháp gây tê. Tuy nhiên người Nhật khuyến khích sinh thường không sử dụng tê, hoặc dùng với liều lượng thấp nhất, bởi lẽ việc dùng thuốc tê không đúng sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.
Với sự phát triển của y học ngày nay, có nhiều phương pháp giảm đau cho mẹ, tỷ lệ sinh an toàn cũng tăng lên, nhưng những bà mẹ ngày xưa không được may mắn như vậy.
Ảnh https://intojapanwaraku.com/culture/104217/
Phụ nữ Nhật Bản thời xưa phải sinh con trong điều kiện như thế nào? Hãy cùng điểm qua trận chiến khốc liệt mà những bà mẹ đã phải trải qua trong quá khứ.
Ước nguyện trong hình nộm đất sét
Trong khoảng thời gian rất dài từ 16.000 năm trước đến 3.000 năm trước, có một kỷ nguyên ở Nhật Bản gọi là thời kỳ Jomon. Thời đó, khi con người đã biết làm ra vật dụng từ đất sét, họ tạo ra những hình nhân như trong ảnh. Nhiều hình nhân mang hình dạng của người phụ nữ, trong ảnh là người phụ nữ đang mang thai, hoặc bộ phận sinh dục của phụ nữ với ý nghĩa cầu chúc mẹ tròn con vuông.
Ngày xưa, phụ nữ sinh từ 4-5 đứa con trong đời. Có thể so với nước Nhật hiện tại, con số này rất lớn, nhưng cho dù dân số đạt mức cao nhất cũng chỉ 260,000 người, bởi lẽ nhiều đứa trẻ chết khi vừa chào đời, hoặc chết từ khi còn bé. Phụ nữ thời xưa không thể đặt niềm tin vào y học như ngày nay, cách duy nhất là cầu nguyện.
Sinh con vào thời Heian
Tịnh tiến thời gian một chút, thời kỳ Heian vào khoảng 1300 năm trước. Đây cũng là khoảng thời gian khoảng cách giàu nghèo nới rộng. Quan niệm khi đó cho rằng sinh con là điều gì đó bẩn thỉu, hoàn toàn trái ngược với thời nay.
Ảnh https://ameblo.jp/daxhanami/entry-12074499032.html
Để tránh sự “bẩn thỉu” này, người phụ nữ khi sinh con phải mặc trang phục màu trắng và ở trong căn phòng màu trắng. Có lời ghi chép từ thời này cho biết “Dù cầu nguyện ra sao, con quỷ cũng không buông tha”. Có thể nỗi đau lúc sinh con đã được người xưa tin rằng do ma quỷ gây ra. Ngoài ra lúc sinh, phụ nữ thời Heian thường ngồi để sự dơ bẩn không đến được đầu, thế nhưng tư thế này quả nhiên không ổn.
Nắm chặt sợi dây lúc sinh con ở thời Edo
Ảnh https://mystery.powf.net/asq5txvmps8/
Vào cuối thời kỳ của Samurai là Edo đã có sự xuất hiện của các bà đỡ (sanba). Tuy nhiên quan niệm bẩn thỉu không thay đổi, phụ nữ vẫn sinh con khi ngồi, trong khi nắm chặt sợi dây treo từ trần nhà để nhịn đau. Rất nhiều người nước ngoài đến Nhật thời kỳ này rất ngạc nhiên khi thấy phụ nữ Nhật không hề la hét lúc sinh đẻ.
Để rõ hơn mời bạn xem đoạn Video sau.
Sự ra đời của đẻ mổ.
Vào năm 1852, phương pháp rạch bụng để đưa đứa bé ra được áp dụng ở Nhật. Đó là vào nửa sau của thời Edo. Phương pháp này chỉ áp dụng khi bà mẹ đau 3 ngày mà em bé vẫn không ra được, vì sợ đứa bé chết trong bụng mẹ. Thế nhưng việc mổ đẻ hoàn toàn không gây mê, do đó cơn đau nhất định rất khụng khiếp.
Sinh con ở nhà
Cho đến hết Thế chiến thứ II, hầu hết phụ nữ đều sinh con ở nhà. Ngày nay, nhiều người chọn đến bệnh viện để đảm bảo an toàn. Thế nhưng trước kia, các nữ hộ sinh sẽ đến nhà thai phụ và hỗ trợ cho việc sinh đẻ.
Thế nhưng đến những năm 1973, việc đẻ mổ ở bệnh viện bắt đầu phổ biến, nghề bà đỡ cũng dần biến mất.
Thật may mắn khi này nay y tế đã phát triển, an toàn trong sinh đẻ tăng lên đồng thời số lần sinh nở của phụ nữ cũng giảm.
Cơn đau lúc chuyển dạ được ví như gãy 20 cái xương cùng một lúc, nỗi đau mà cánh đàn ông không thể nào hiểu được. Chính vì vậy xin hãy trân trọng những người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ khi phải chịu đựng gánh nặng về cả tinh thần lẫn thể xác khi mang trong mình một sinh mạng.
Kengo Abe