Tranh cãi xoay quanh Seishu Hanaoka – người tiên phong cho phẫu thuật gây mê toàn thân

Phẫu thuật gây mê là một phương pháp quan trọng trong Tây y. Để thực hiện điều này cần phải có thuốc mê, việc gây mê toàn thân vô cùng quan trọng, đặc biệt với những ca phẫu thuật quy mô lớn. Thế nhưng bạn có biết rằng người Nhật đã thực hiện ca phẫu thuật gây mê toàn thân đầu tiên trên thế giới.

Ảnh https://gigazine.net/news/20200602-mechanism-of-general-anesthesia/

Ý tưởng tách cơ thể và thực hiện loại bỏ bộ phận bị tổn thương không phải từ y học cổ truyền Nhật Bản, mà du nhập từ Y học phương Tây. Thế nhưng có một sự thật thú vị rằng khi phẫu thuật gây mê toàn thân được thực hiện đầu tiên ở phương Tây vào năm 1846, thì Nhật Bản đã thực hiện thành công kỹ thuật này vào năm 1804, đi trước 40 năm.

Y sĩ đã thành công ca phẫu thuật gây mê toàn thân đầu tiên trên thế giới là Seishu Hanaoka trên một bệnh nhân bị ung thư vú.

Ảnh https://intojapanwaraku.com/culture/105385/

Bởi vì tế bào ung thư đã di căn trên diện rộng, khu vực cần loại bỏ rất lớn. Nếu không gây mê toàn thân khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không chịu nổi. Việc điều trị ung thư vú đã được tiến hành tại Châu Âu, nhưng không hoàn chỉnh. Hanaoka đã thực hiện những nghiên cứu cá nhân về các bộ phận có thể loại bỏ. Bên dưới là hình ảnh do chính y sĩ thể hiện trong quá trình nghiên cứu của mình.

Hanaoka cũng tự mình thực hiện việc gây mê, ông đã nghiên cứu rất nhiều sách vở về hiệu quả gây mê trong quá khứ, và quyết định thử nghiệm. Thứ ông sử dụng khi đó là Cà độc được (tên khoa học Datura metel) và rễ Chi Ô Đầu (tên khoa học Aconitum), được biết đến như một thảo dược kịch độc.

Hanaoka đã thử nghiệm hiệu quả gây mê của hai loại này lên chính mẹ ruột và vợ của mình. Mẹ của y sĩ qua đời, còn vợ thì mất thị lực, thế nhưng ông vẫn tiếp tục thử nghiệm, và cuối cùng trở thành người đầu tiên trên thế giới thành công trên lĩnh vực gây mê. Việc thử nghiệm lên người thân gây tranh cãi trên toàn thế giới, thế nhưng nếu không xét đến yếu tố này, đây vẫn là phương pháp có đóng góp lớn với nền y học thế giới.

Nhân tiện, dù gây mê nói chung là khiến bệnh nhân mất ý thức tạm thời, nhưng mãi đến gần đây nguyên nhân của sự mất ý thức mới được sáng tỏ vào tháng 5 năm 2020. Tôi xin phép tránh giải thích chi tiết vì bao gồm nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, thế nhưng thật bất ngờ khi Hanaoka đã có thể thực hiện gây mê thành công trong 200 năm trước mà không hề phân tích về cơ chế này.

Kengo Abe

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: