Mưa lớn lũ lụt, thêm dịch bệnh – Thử nghĩ về ngày Tokyo bị nhấn chìm?

Từ tháng 6 đến tháng 7 ở Nhật là Tsuyu (mùa mưa). Đó là mùa mà lúc nào cũng nghe thấy tiếng mưa rả rích, tuy nhiên dù mưa kéo dài nhưng không lớn. Thế nhưng năm nay, mọi chuyện đã thay đổi theo hướng không ai có thể lường trước được.

Theo như các bạn đọc được từ những tin tức gần đây, mưa lớn gây vỡ đê ở các sông tại vùng Kyushu như Nagano và Gifu, gây ra lũ lụt diện rộng.

Ảnh https://www.msn.com/ja-jp/news/national/熊本・人吉の水害「過去最大級」-55年前の浸水高超え/ar-BB16qprc

Tôi đã thử tưởng tượng, nếu trận lũ lụt này xảy ra ở Tokyo thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ở Tokyo có rất nhiều cơ sở hạ tầng, đường cao tốc, subway,…Chưa kể Tokyo là thành phố được bao quanh bởi sông Arakawa, một con sông có thể coi là khá nguy hiểm.

Đây là đoạn sông Arakawa bị vỡ đê khi gặp mưa lớn. Theo đó, toàn bộ khu vực chính của Tokyo bao gồm Ueno, Akihabara và Ginza sẽ bị phá huỷ. Đối với khu vực subway, ga 97 và tuyến 17 sẽ bị ngập, và toà thể cấu trúc của subway lúc này chẳng khác gì đường ống nước.

Dưới đây là tính toán lượng mưa lớn xảy ra một lần trong 200 năm, với lượng mưa trong 72 tiếng vượt 550mm. Tính tới khả năng này, năm 2018 xảy ra mưa lớn ở vùng Shikoku phía Tây Nhật Bản (1800mm), vùng Tokai (1200mm), năm 2015 lượng mưa vượt 500mm trong 24 tiếng ở Tochigi. Như vậy có nghĩa trận mưa lớn 1 lần trong 200 năm có thể sẽ xảy ra trong thời gian gần.

Năm 1993. trận mưa kinh khủng do bão lớn đã nhấn chìm nhà ga Akasaka Mitsuke. Đây là hình ảnh mô phỏng những gì đã diễn ra. Nhà ga Akabane ở trong tình trạng ngập nước trong 1 tiếng đồng hồ, ngay gần đó sông Arakawa đã vỡ.

Ảnh https://j-town.net/tokyo/column/gotochicolumn/211868.html?p=all

Không có cách nào để ngăn nước chảy vào cổng nhà ga, sân ga trở thành cống dẫn nước.

Thiệt hại nhanh chóng lan rộng, Asakusa và Kitasenju bị nhấn chìm trong 12 tiếng kể từ lúc “vỡ trận”. Khu vực này vô cùng nguy hiểm bởi lẽ mặt đất thấp hơn mực nước thông thường. Và thiệt hại lan đến khu phố kinh doanh Ginza và Shimbashi.

Theo tính toán, trận lụt này khiến 3.718 người chết, 2110.114 ngôi nhà bị ngập lụt và 318.191 người bị cô lập. Đó là chưa kể hơn 2.500.000 người phải tị nạn.
Người ta tính toán rằng ngập lụt tối đa sẽ là 10m trở lên và kéo dài hơn 2 tuần.

Thiệt hại với các toà nhà và khu subway là rất lớn, không thể ước lượng được. Trong trường hợp đó, lựa chọn từ bỏ Tokyo được đưa ra cũng hoàn toàn không có gì lạ.

Dưới đây là một số lập luận liên quan đến khả năng “vỡ trận” của sông Aragawa.

1. Tình trạng tại địa điểm vào năm 1930.
2. Năm sau, người ta cho xây dựng 1 cây cầu.

Đó là giải pháp tạm thời, thế nhưng do đô thị hoá ở Tokyo và sự gia tăng bơm nước ngầm làm tăng nitro hoá mặt đất, dẫn đến tình trạng thứ 3.

3. Sụt lún dẫn đến chiều cao đê không đủ
4. Đê được đắp cao hơn, nhưng do cây cầu ở hình 2 chỉ được nâng cấp mà không tháo dỡ nên đã bị bóp méo.

Khi đó nước sẽ tập trung ở vùng trũng, phá huỷ đê bằng lực của nước, từ đó dòng chảy kinh khủng sẽ tràn vào và gây ra thiệt hại như đã đề cập ở trên.

Như vậy để giải quyết vấn đề cần phải thay thế cây cầu, thế nhưng tại đây lại gặp phải vẫn đề ngân sách khiến cho việc này không hề dễ dàng.
Nhật Bản hiện tại đứng trước hai vấn đề nan giải, dịch bệnh COVID-19 và mưa lớn.
Chưa kể đến khả năng xảy ra động đất.

Tôi hy vọng Chính phủ sẽ có kế hoạch cụ thể để đối mặt với các vấn đề có thể xảy ra.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: