Từng là “Vương quốc vàng” trong quá khứ, liệu Nhật Bản có thể trở về thời kỳ “hoàng kim”?
Một câu hỏi nhỏ cho mọi người, nước Nhật khiến bạn nghĩ đến màu sắc nào?
Có phải màu quốc kỳ đỏ và trắng? Hay màu xanh của rừng và biển?
Tuỳ từng người mà sẽ hình dung ra màu sắc khác nhau, tuy nhiên có rất nhiều người cho rằng đó là màu vàng (màu của vàng). Quả nhiên có rất nhiều thứ được làm từ vàng ở Nhật, hãy cùng xem qua !
Tại Iwate có một ngôi Chùa gọi là Chuusonji no konjikidou (中尊寺の金色堂). Đúng như cái tên, kiến trúc này được làm bằng vàng.
Ảnh https://www.chusonji.or.jp/know/konjikido.html
Bên trong điện bằng vàng lấp lánh còn có trang trí khảm ngọc trai được đưa đến từ một quốc gia xa xôi, khiến cho kiến trúc càng thêm phần xa hoa lộng lẫy.
Trên thức ăn người Nhật cũng thích rắc vàng lá lên để để món ăn bắt mắt hơn. Vàng được sử dụng ở đây là vàng thật.
Ảnh https://www.dentouhonpo.com/SHOP/sk-03.html
Thế nhưng người Nhật lại thích làm “lố” với cây kem được phủ vàng này.
Ảnh https://main-dish.com/2016/07/22/kanazawa-soft-golden/
Đến cả bít tết…. Xung quanh miếng bít tết này đều là vàng.
Ảnh https://tabizine.jp/2017/08/25/150797/
Khi lần đầu tiên Marco Polo giới thiệu Nhật Bản đến châu Âu đã gọi đây là “Vương quốc vàng”, và thực sự là như thế.
Vàng được sinh ra do hoạt động của núi lửa, trong khi đó Nhật Bản có khá nhiều núi lửa còn hoạt động, do đó cũng giàu có tài nguyên vàng. Bên cạnh là quốc gia nhiều vàng, người Nhật cũng rất cẩn trọng sử dụng tài nguyên này nhờ vậy mà càng thêm phong phú.
Phần lớn số vàng được dùng để chế tạo lá vàng. Vàng được gia công cho mỏng đi, chỉ khoảng 0.0001mm. Sợi tóc dày nhất vào khoảng 0.08mm, bạn có thể tưởng tượng được độ mỏng của lá vàng.
Ngoài ra còn có kỹ thuật dát 2g vàng với chiều rộng 1 chiếu tatami, sau đó đính lá vàng lên sẽ tạo ra một tấm vàng. Người Nhật còn chế tạo hợp kim vàng – bạc – đồng để tối đa hoá vẻ đẹp của vàng.
Trong quá khứ từng xảy ra sự việc một số vàng lớn ở Nhật bị lưu chuyển ra nước ngoài. Vào khoảng cuối thời kỳ Samurai, Nhật Bản bị ép buộc ký một hiệp ước với Hoa Kỳ và chấm dứt thời Edo. Sự kiện này cũng dẫn tới quy định trong tỷ giá tiền tệ, dẫn tới sự bất bình đẳng trong tỷ giá giữa vàng và bạc. Cụ thể, 1g vàng ở Nhật đổi được 5g bạc, trong khi ở Mỹ có thể đổi 15g. Do đó mà nếu đem 500g bạc đến Nhật sẽ nhận được 100g vàng. Mang 100g vàng này về Mỹ đổi lại được 1500g bạc. Tình trạng cao giá này khiến một lượng lớn vàng ở Nhật bị lưu chuyển ra nước ngoài.
Thế nhưng bất chấp sự kiện này, Nhật Bản vẫn còn rất nhiều vàng, “ngủ yên” ở một nơi không ngờ đến.
Vàng thường được khai thác ở một nơi gọi là Kaneyama.
Ảnh https://traveltoku.com/sadokinzan/
Thế nhưng đây lại là một thành phố. Như các bạn cũng biết, ở vùng thành thị có rất nhiều thiết bị điện, máy bán hàng tự động, máy soát vé tự động, cũng như các thiết bị gia dụng như TV, điện thoại,… Vàng được sử dụng trong hầu hết các thiết bị kể trên trong thành phố này. Thông thường vàng hiệu quả hoá tác dụng truyền điện và nhiệt, nhưng vì có giá trị cao, đồng thời trọng lượng riêng khá năng mà ứng dụng của vàng có phần bị hạn chế.
Được biết, đô thị này khai thác 7000 tấn vàng, chiếm 15% trữ vàng thế giới.
Liệu từ đây, Nhật Bản sẽ một lần nữa trở thành “Vương quốc vàng”?
Kengo Abe