Kỳ lạ người Nhật và tình yêu “cuồng điên” vì món mỳ

Nhật Bản là nơi khai sinh của mì ăn liền, món ăn hiện tại trở thành món dự trữ không thể thiếu ở mỗi nhà. Tuy Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Ramen ở Nhật lại có nét đặc trưng riêng khiến cho nhiều người Trung Quốc muốn thử khi du lịch Nhật. Thậm chí ăn Ramen còn lọt vào Top 5 điều người Trung Quốc muốn làm ở Nhật.

Có lẽ cũng vì vậy mà món mì ăn liền của người Nhật có sự quyến rũ khó cưỡng lại từ mùi hương. Cho dù bạn không đói nhưng chỉ cần ai chế mỳ ở gần đó tự nhiên lại thèm ăn.

Ảnh https://kakakumag.com/food/?id=11341

Mỳ ăn liền ở Nhật không chỉ có nhiều vị, mà còn được phát triển đến mức khó tưởng tượng. Hãy cùng xem quốc gia này yêu mến mỳ ăn liền đến mức nào nhé !

Hãy bắt đầu với dạng cơ bản nhất.

Ảnh https://kitchengoods-yanagiya.com/?page=product&prod=190

Đây là chiếc mỳ ly phiên bản cổ điển, nắp sứ có thiết kế đặc trưng của hãng Nissin. Lúc chế mỳ, bạn mở hé nắp, chế nước sôi vào. Chiếc nắp đóng vai trò quan trọng để mỳ chín đều và ngon.

Một số ly mỳ được thiết kế nhân vật nổi tiếng, ví dụ như ly mỳ được đích thân Iron man giữ nắp này.

Ảnh https://hobby.watch.impress.co.jp/docs/news/1267547.html

Ảnh https://item.rakuten.co.jp/livingut/4904705161652/

Đây là chiếc kẹp được thiết kế riêng để tránh mỳ ly bị hở nắp. Không chỉ được chế tạo một cách tinh tế sao cho có dạng hình tròn hợp với nắp mỳ, bên trên còn có nhân vật hoạt hình vô cùng đáng yêu.

Bạn có mệt mỏi khi đợi mỳ chín không? Ly mỳ cũng đồng cảm với bạn !!!

Ảnh https://koncent.jp/?pid=17183954

Thậm chí có những ly mỳ có nắp được gắn đồng hồ báo giờ bên trên.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2149320516491599301

Bộ hẹn giờ giả làm bếp ga nữa nè.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2149320516491599301

Như thế này thì giống nấu mỳ hơn chế mỳ nhỉ?

Đây là sự “hợp thể” của thìa và nĩa.

Ảnh https://store.shopping.yahoo.co.jp/colorfulbox/4976790015899.html

Tuy đây không phải mỳ ly, nhưng là dụng cụ ăn đặc trưng của chuỗi Ramen Sugakiya. Nĩa dùng để ăn mỳ, còn thìa để uống nước súp.

Còn đây là mẫu cốc sứ đặc biệt để ăn mỳ ly, mục đích để cầm đỡ nóng.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2149320516491599301

Còn đây là thiết kế dầu gội, dầu xả, và sữa tắm dành riêng cho Fan của mỳ ăn liền.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2144984411250432601

Ngoài ra do mỳ ăn liền có rất nhiều vị (vị cà ri, vị xì dầu, vị rong biển,…), do đó mà thiết kế nắp cũng phải khác nhau đển người dùng phân biệt được. Dựa trên ý tưởng này, người ta chế tạo ra giấy nhớ dạng mỳ.

Ảnh http://premiya.jugem.jp/?eid=420

Có cả Manjuu mỳ ăn liền nữa.

Ảnh https://ishinhome-okayama.jp/blog/6573

Bạn yên tâm vì mùi vị vẫn là của Manjuu nhé !

Còn cả cả giá đỡ ly mỳ để gắn vào xe hơi nữa nè.

Ảnh https://car.watch.impress.co.jp/img/car/docs/433/475/html/gt01.jpg.html

Tuy vậy nhưng không khuyến khích bạn vừa lái xe vừa ăn mỳ nhé, cái này chỉ sử dụng mỗi khi kẹt xe hay nghỉ chân thôi.

Thậm chí có cả mô hình lắp ráp theo hình ly mỳ.

Ảnh https://www.goodspress.jp/news/302259/2/

Đây là bộ lắp ráp có kích thích 1/1 – tương đương với ly mỳ trong thực tế.

Mỳ ăn liền ra đời ở Nhật vào năm 1958, đến năm 1971 mỳ ly xuất hiện. Đến ngày nay món ăn này đã phổ biến toàn thế giới.

Tất cả những người Nhật đều dành tình yêu nhất định cho món ăn này, không đơn giản chỉ là tự hào vì phát minh của dân tộc, nhiều người còn “phát cuồng” vì mỳ ăn liền.
Suy cho cùng thì Nhật Bản đúng là một dân tộc kỳ lạ.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: