Kỹ thuật cổ xưa của người Nhật từ thế kỷ 14, lấy gỗ mà không cần phải chặt cây
Chúng ta chắc cũng không xa lạ gì với khái niệm Bonsai – thú chơi cây cảnh truyền thống hơn hàng ngàn năm của người Nhật. Bonsai nói chung là nghệ thuật mô phỏng các cây nhỏ theo hình dạng cây ở kích thước thật. Thế nhưng chắc không phải ai cũng quen thuộc với khái niệm Daisugi. Mặc dù về kỹ thuật, Daisugi cũng tương tự như Bonsai, nhưng kết quả lại hơi khác. Kỹ thuật này có từ thế kỷ 14, vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người.
Ảnh wrathofgnon
Daisugi là cách lấy gỗ mà không cần chặt cây. Đây là phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng được trồng đặc biệt (tưởng tượng như một cây Bonsai khổng lồ), để sản xuất ra các chồi cây đâm thẳng, tạo nên những nhánh cây.
Sustainable forestry: lumber without cutting down trees. Daisugi is a Japanese forestry technique where specially planted cedar trees are pruned heavily (think of it as giant bonsai) to produce "shoots" that become perfectly uniform, straight and completely knot free lumber. pic.twitter.com/5ULYOmCkLp
— Wrath Of Gnon (@wrathofgnon) April 15, 2020
Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama, phương pháp này được sử dụng để giải quyết vấn đề thiếu cây giống. Khi đó tại khu vực có rất ít đất bằng, và việc trồng cây ở đồi dốc vô cùng khó khăn.
Daisugi cho phép các nhà trồng cây giảm số lượng đồn điền, rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ.
Các chồi cây được cắt tỉa cẩn thận bằng tay sau mỗi 2 năm, chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo các nhánh sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Thu hoạch sau 20 năm, từ gốc cây có thể trồng được khoảng 100 chồi. Phương pháp này có từ thế kỷ 14.
Daisugi ra đời nhằm đảm bảo nguồn gỗ xây dựng nên kiến trúc cao cấp được gọi là Sukiya-zukuri, kiểu kiến trúc chỉ có ở nơi ở của các Samurai và giới quý tộc. Gỗ được sản xuất bằng phương pháp này được biết linh hoạt hơn 140% so với gỗ tuyết tùng thường, và đặc hơn 200%. Do đó mà kiến trúc xây dựng nên từ loại gỗ này không chỉ đẹp mà còn bền vững.
Do vẻ ngoài đặc trưng mà tuy nhu cầu gỗ giảm mạnh vào thế kỷ 16, vẫn có nhiều người khai thác các cây tuyết tùng này vì mục đích trang trí vườn.
Đây là một cây khổng lồ được trồng theo phương pháp Daisugi vẫn còn sống ở Kyoto. Được biết các cây như vậy chỉ sản xuất gỗ từ 200-300 năm trước khi bị bào mòn.
Ảnh wrathofgnon
Giải thích thêm: Tại sao các chuyên gia trồng cây (niwashi) thường mặc vải cotton nhuộm màu xanh tự nhiên? Đó là bởi thuốc nhuộm trong vải được làm từ một loại cây có thành phần chống côn trùng tự nhiên mà không cần hoá chất.
Ảnh wrathofgnon
Sacchan