75 năm trôi qua, cơn mưa đen khủng khiếp do bom nguyên tử vẫn là nỗi ám ảnh không dứt
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm kết thúc Thế chiến thứ 2, một quả bom nguyên tử đã được thả từ một máy bay quân sự của Mỹ xuống thành phố Hiroshima. Đây là vụ tấn công hạt nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/広島市への原子爆弾投下#/media/ファイル:Atomic_cloud_over_Hiroshima.jpg
Trong số 350.000 cư dân Hiroshima vào thời điểm đó, 90.000 đến 166.000 người đã chết trong vòng 4 tháng sau vụ đánh bom. Những người may mắn sống sót cũng chịu nhiều di chứng do nhiễm phóng xạ.
Sau 3 ngày, lại thêm một cuộc tấn công hạt nhân vào thành phố Nagasaki. 74.000 trong số 240.000 dân Nagasaki thiệt mạng, khoảng 36% các tòa nhà trong khu vực bị phá hủy hoàn toàn hoặc phá hủy một phần.
Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/長崎市への原子爆弾投下
Những người ở trung tâm 2 thành phố này như thể bị bốc hơi. Bức ảnh này cho thấy những bậc đá phía trước ngân hàng, cái bóng trong hình chính là xác cháy của người chết đã hoá tro bụi trong tích tắc.
Ảnh http://blog.livedoor.jp/toshi_tomie/archives/52117510.html
Thảm kịch vẫn chưa dừng lại, những người sống sót sau đó đã phải chịu đựng một cơn mưa màu đen kỳ quái. Nguyên nhân bởi mưa nhuốm đất, cát, muội than của công trình bị cháy, cơn mưa chứa nồng độ chất độc cao. Hình ảnh dưới đây là áo sơ mi của một người tiếp xúc với mưa đen, được phát hiện sau 75 năm.
Ảnh http://www.hiroshimapeacemedia.jp/?p=83421
Nhiều người thoát khỏi quả bom trực diện bị bỏng do khí nóng. Da trên người bong ra từng lớp, họ lết thân xác của mình đi khắp nơi để tìm nước uống. Cảnh tưởng như thể địa ngục chốn trần gian.
Một số người khác ở xa khu vực bom nổ, nhưng vẫn bị ảnh hưởng hưởng sức khoẻ nghiêm trọng do phóng xạ. Hiện tại những người này sống bằng bảo trợ Chính phủ. Tuy nhiên nhiều nạn nhân trên 75 tuổi sẽ mất đi khoản hỗ trợ này. Ngoài ra còn nhiều cuộc tranh cãi về khu vực ảnh hưởng bom nguyên tử cần được cứu trợ.
Cuộc tranh cãi về sức tàn phá của mưa đen vẫn chưa kết thúc, kể cả khi 75 năm đã trôi qua.
Tôi cho rằng việc chúng ta cần làm hiện tại là giúp đỡ các nạn nhân của chiến tranh, cầu cho luật pháp bảo vệ những người bị hại, và hy vọng loài người có thể thức tỉnh từ những thảm hoạ khủng khiếp trong lịch sử.