Phát hiện nhiều kiến trúc nghệ thuật ở công viên Shibuya – Hoá ra đều là…nhà vệ sinh

Bạn còn nhớ về nhà vệ sinh trong suốt ở công viên Shibuya không nhỉ? Hoá ra nhà vệ sinh độc đáo đó thuộc một dự án nghệ thuật.

Nhà vệ sinh Nhật Bản nổi tiếng thế giới về độ sạch sẽ, và luôn ở trong tình trạng được bảo trì tốt. Thế nhưng có vẻ điều này vẫn chưa đủ để khiến người Nhật tự hào.

Gần đây, một dự án cải tổ lại các nhà vệ sinh công cộng đã được thực hiện ở công viên Shibuya. 16 nhà thiết kế nổi tiếng được mời tham gia dự án này, nhằm cải tạo lại 17 nhà vệ sinh công cộng trong khu vực.

A

Ảnh https://www.spoon-tamago.com/2020/08/11/tokyo-toilet/

Dự án được đầu tư bởi quỹ Nippon, người đại diện cho biết “Nhà vệ sinh là biểu tượng về văn hoá hiếu khách của người Nhật”. Tất cả các nhà vệ sinh ở Nhật đều có phòng riêng cho người khuyến tật, có đội ngũ nhân viên làm vệ sinh thường xuyên, và luôn ở trong tình trạng tốt nhất.

Một số nhà vệ sinh công cộng trong dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2021. Ngoài ra họ sẽ xuất bản một bản đồ cho thấy vị trí và tình trạng sử dụng của các nhà vệ sinh này.

Kiến trúc sư Shigeru Ban nhận thiết kế ở 2 địa điểm, đây cũng là người đứng sau ý tưởng nhà vệ sinh trong suốt khi không có người sử dụng. Ban giải thích: “Có 2 điều mà nhiều người bận tâm khi dùng nhà vệ sinh công cộng. Đầu tiên là sự sạch sẽ, và thứ hai là liệu có ai đang dùng hay không”. Thiết kế này của Ban giải quyết cả hai vấn đề trên, đồng thời còn có tính nghệ thuật cao. Nhà vệ sinh như chiếc hộp màu sắc phát sáng vào ban đêm.

Ảnh https://www.spoon-tamago.com/2020/08/11/tokyo-toilet/

Nhà thiết kế Nao Tamura đã tạo ra nhà vệ sinh đảm bảo các yếu tố an toàn, riêng tư, cấp thiết. Thiết kế lấy cảm hứng từ Origata, một phương pháp gói quà truyền thống của Nhật. Tamura cho biết “Đây là biểu tượng của văn hoá quà tặng, thể hiện sự hiếu khách của Shibuya với du khách thập phương, đồng thời mang đến một không gian an toàn và thân thiện với người sử dụng”.

Ảnh https://www.spoon-tamago.com/2020/08/11/tokyo-toilet/

Thiết kế của Fumihiko Maki nằm trong “công viên bạch tuộc”, bởi vậy mà có tên “Toilet mực”. Công viên này là địa điểm phổ biến cho gia đình, vì vậy mà nhà thiết kế muốn tích hợp nhà vệ sinh và khu vực nghỉ ngơi. Thiết kế sử dụng bố cục phi tập trung tích hợp nhiều khu vực và điểm nhìn, thông gió và nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.

Ảnh https://www.spoon-tamago.com/2020/08/11/tokyo-toilet/

Một trong những loại Toilet lâu đời nhất Nhật Bản có tên Kawaya (chòi trên sông). Chúng có thiết kế đơn giản nhưng đầy đủ chức năng, thường được đắp bằng đất cứng và gỗ bó lại với nhau.

Ảnh https://www.spoon-tamago.com/2020/08/11/tokyo-toilet/

Masamichi Katayama đã tái tạo Kawaya theo phong cách đương đại, bằng cách đặt ngẫu nhiên 15 bức tường tông, tạo nên sự mơ hồ cho không gian. Khoảng trống giữa các bức tường sẽ dẫn người dùng đến những khu vực vệ sinh khác nhau. Thiết kế độc đáo này khiến đây không chỉ là nhà vệ sinh mà còn là một mê cung thú vị giữa công viên.

 

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: