Bắt đầu kinh doanh từ năm 2 trung học, nữ sinh viên mua lại trường cũ của mình
Ngành giáo dục Nhật Bản đang có rất nhiều chuyển biến, do các chính sách giáo dục mới đồng thời vấn đề về dịch bệnh toàn cầu Covid -19.
Giáo dục Nhật Bản hiện tại sẽ chú trọng vào phát triển cá nhân thay vì nhóm. Một số học sinh năm 1 tiểu học đã có thể đặt các nghi vấn về vấn đề giáo dục vĩ mô và cá cách mà nền giáo dục nên thay đổi.
Hôm nay xin được giới thiệu một nhân vật. Cô ấy là Ayaka Nirei, người đại diện của một công ty có tên là TimeLeap, chuyên cung cấp các chương trình giáo dục nhằm phát triển khả năng, mở mang cuộc sống của mỗi người, hướng tới đối tượng là học sinh các cấp tiểu học, THCS và THPT.
Ảnh https://toyokeizai.net/articles/-/367260?ismmark=a
Công ty này cung cấp cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông các chương trình giáo dục nhằm thúc đẩy các sức mạnh – trở thành chìa khoá để dẫn lối thành công.
Ban đầu có hai chương trình đào tạo. Leaper School là chương trình giúp các em học sinh thể hiện bản thân và kết nối với xã hội. Money School đào tạo về bản chất của đồng tiền, đồng thời cho các em trải nghiệm cách sử dụng tiền thông qua các dự án trong thực tế. Do ảnh hưởng của Covid-19, công ty quyết định mở một khoá đào tạo mới có tên TimeLeap Academy.
Chương trình này, chủ yếu được dạy trực tuyến, cung cấp các bài giảng giáo dục tinh thần kinh doanh cho các đối tượng học sinh kể trên. Tuy nói rằng giáo dục kinh doanh cho trẻ em, nhưng mục đích lại không phải để phát triển kỹ năng kinh doanh mà là “sức mạnh mở khoá cuộc đời”. Một trong những kết qủa từ chương trình này cũng bao gồm kỹ năng lựa chọn doanh nghiệp.
Thế nhưng điều bất ngờ nằm ở câu chuyện về nhà sáng lập.
Ayaka Nirei cảm thấy nghi ngờ về sự tồn tại của giáo dục khi cô bé mới học năm nhất tiểu học, và không ngừng nghĩ về hình thức giáo dục tốt nhất. Mãi cho đến khi em tự mở công ty vào năm 2 trung học.
Nirei đã tạo nên một nền giáo dục kết hợp doanh nghiệp, cung cấp các khoá đào tạo hướng tới cả học sinh và doanh nghiệp. Khi Nirei lên năm nhất THPT, em đã mua lại trường cũ của mình là Trường quốc tế Shonan, sau đó thành lập Hand-C (hiện tại chính là TimeLeap).
Sở dĩ có những suy nghĩ vĩ mô như vậy khi còn bé là bởi tác động từ nền giáo dục cô bé nhận được khi học mẫu giáo.
Cô bé đã từng học tại Trường quốc tế Shonan là một trường tư nhân. Tại đây, khi có vấn đề gì xảy ra, hoặc khi các em nhỏ đưa ra quyết định gì đó, giáo viên sẽ không can thiệp ngay lập tức. Bởi lẽ tiêu chí giáo dục là lắng nghe suy nghĩ của từng người, thảo luận và giải quyết trên cơ sở suy nghĩ của em học sinh đó, theo cách thuyết phục nhất. Đó là điều khiến Nirei rất ấn tượng.
Thêm vào đó, tại đây, Nirei học cách rạch ròi giữa “cảm tính” và “lý tính”, đồng thời phải có khái niệm rõ ràng và mạnh mẽ về những gì mà bản thân mong muốn.
Bởi lẽ môi trường mẫu giáo quá tốt, đến khi vào tiểu học, em nhận ra có điều gì đó không đúng. Em bắt đầu thấy không thoải mái, do đó quyết định làm những gì mình đã được dạy.
Cô bé đã thảo luận với một giáo viên tại trường mẫu giới cũ, và được giới thiệu đến trường tiểu học khác, nơi em sẽ được hưởng nền giáo dục lý tưởng mà em mong muốn.
Thế nhưng điều mà Nirei Ayaka làm sau đó mới thực sự đáng kinh ngạc. Cô bé không thoả mãn với những gì mình được nhận, mà bắt đầu chất vấn về nguyên nhân những khó chịu của mình khi còn học ở trường tiểu học đầu tiên. Đến khi lên trung học, Nirei quyết định học ở một trường cấp hai bình thường.
Nirei Ayaka khi đó chỉ là một học sinh THCS, cho rằng nền giáo dục Nhật Bản cần phải thay đổi. Đó là động lực để cô thành lập doanh nghiệp đầu tiên của mình.
Nirei giải thích kế hoạch của mình với thầy Akido, người đã từng có kinh nghiệm trong kinh doanh, mời thầy làm nhà đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Cha mẹ của Nirei là nhân viên văn phòng và nội trợ, do đó họ không thể hiểu hết những ý định của con gái, nhưng do ý tưởng và quyết tâm của cô bé rất rõ ràng, họ ủng hộ con gái đến cùng.
Như đã đề cập trước đó, khi học năm nhất THPT, cô bé đã mua lại Trường quốc tế Shonan.
Những đóng góp cho nền giáo dục Nhật Bản hiện tại.
Giáo dục đang ngày càng trở nên đa dạng, do đó mà Nirei cho rằng nên mở rộng phạm vi giáo dục và nên tạo thêm nhiều mô hình trường học hơn.
Nirei nhận thấy giáo viên ở các trường có quá nhiều thứ phải làm ngoài lên lớp, do đó mà họ không hoàn toàn tập trung vào việc giảng dạy. Để tạo nên môi trường mà ai cũng được chuyên môn hoá, cô bé mong muốn xây dựng một hệ thống tách bạch giữa giáo viên lên lớp và những người làm việc về văn thư, hành chính.
Một vấn đề khác lớn hơn, đó là giáo dục Nhật Bản không hỗ trợ quá nhiều trong việc nhận thức giá trị của bản thẩn.
Với một cô bé ở lứa tuổi đó, những suy nghĩ của Nirei quả thật rất đáng nể. Có lẽ cô gái này sẽ là người thay đổi nền giáo dục Nhật Bản từ bây giờ.
Kengo Abe