Dịch bệnh đã là gì, người Nhật vẫn duy trì lễ hội truyền thống này ngay cả trong chiến tranh khốc liệt

Nói đến lễ Obon phải nói đến phong tục đốt núi Gozan. Đây là nghi lễ đón linh hồn người thân quay về dương thế được tổ chức bằng cách đốt lửa trên núi tạo thành 5 ký tự (thực tế là 6 ký tự).

Ảnh https://souda-kyoto.jp/blog/00518.html

Đây là một sự kiện mùa hè rất quan trọng với người dân Kyoto, nhằm thể hiện sự kính trọng với linh hồn tổ tiên. Không giống các lễ hội khác, họ không ồn ào hay chơi nhạc lớn, mà chỉ thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng, hy vọng tổ tiên có thể nhìn thấy và theo các ký tự trên núi để về được nhà. Lễ hội tĩnh lặng đặc trưng này chính là một phần không thể thiếu khi nhắc đến Kyoto.

Thế nhưng năm nay, các điểm đốt lửa đã phải giảm đi do ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu COVID-19, lẽ ra đây là sự kiện thu hút rất nhiều khách tham quan.

Sự kiện này được tổ chức bởi một giáo phái của Phật giáo được gọi là phái Rinzai. Ban đầu giáo phái này chỉ định đốt lửa ở năm ngọn núi có năm ngôi Chùa riêng biệt, nhưng Chính quyền khi đó thêm một địa điểm nữa thành sáu. Do đó mà dù được gọi là Gozai (ngũ sơn), nhưng thực tế lại thành sáu.

Vì chỉ có 5 chữ cái và ký hiệu nên Daimonji và Hidairi Daimonji có cùng một ký tự “dai”.

Sự kiện truyền thống này đã tổ chức trong nhiều năm, và ngay cả năm nay vẫn cố gắng tổ chức ở quy mô nhỏ dưới sự ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên trong quá khứ đã từng có một thời gian bị huỷ bỏ.
Đó là 3 năm sau năm 1943, vào thời điểm nước Nhật đang ở trong cuộc chiến.

Lý do đơn giản vì làm sao có thể tổ chức một lễ hội tốn kém như vậy khi không còn đủ củi để đốt? Thêm vào đó Nhật Bản khi ấy đang thi hàng chính sách quản chế ánh sáng nghiêm ngặt, đặc biệt là vào ban đêm để tránh không kích từ kẻ thù.

Thế nhưng một nhóm học sinh tiểu học, thay vì đốt lửa đã xếp hàng thành hình chữ lớn màu trắng trên núi, nhằm kêu gọi không phá vỡ truyền thống này.
Bức ảnh được chụp vào năm 1944.

Ảnh https://www.kyoto-np.co.jp/articles/-/329131

Bức ảnh tập trung 400 học sinh tiểu học từ lớp 4 trở lên, thêm nhiều người hưởng ứng, tổng cộng 800 người mặc sơ mi trắng, đã leo lên ngọn núi hiểm trở nhằm bảo tồn truyền thống.

Tôi cho rằng việc leo núi lúc này là rất khó khăn bởi lẽ nhiều người ở trong tình trạng đói kém do thiếu lương thực và ảnh hưởng tâm lý từ chiến tranh khốc liệt.
Thế nhưng vì bảo vệ truyền thống của địa phương, cực khổ vậy có đáng gì?

Những giá trị cổ truyền đã và đang đứng vững trước thời gian và các sự kiện khắc nghiệt, chắc chắn sẽ được người đời sau tiếp tục giữ gìn.

Hy vọng rằng năm sau chúng ta có thể tận hưởng một nghi lễ hoành tráng với quy mô khổng lồ như trước kia.

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: