Say rượu và gây hoạ, nhưng người đàn ông Nhật Bản này lại trở thành huyền thoại Karate ở Syria
Nguồn gốc của môn Karate ở Okinawa, hiện tại là môn võ phổ biến trên thế giới.
Ảnh Google
Ước tính số lượng vận động viên là 60 triệu người, bao gồm các liên đoàn và những vận động viên nhập cảnh từ 187 quốc gia. Với những con số này có thể nói Karate thậm chí còn phổ biến hơn cả bóng đá.
Câu chuyện hôm nay là về một người đàn ông huyền thoại, người đã truyền bá Karate đến Syria, một quốc gia ở vùng Tây Á. Hideki Okamoto đến Syria vào năm 1970 với tư cách là một trong những tình nguyện viên chương trình Hợp tác hải ngoại của Nhật khi mới 28 tuổi. Tại thời điểm đó, anh đã học Karate được 12 năm.
Dù không thể tìm thấy ảnh người thật, nhưng anh chàng được mô tả là thường mặc Haori hakama và mang đôi Geta cao, đi khắp Syria.
Ảnh https://www.sankei.com/west/news/180223/wst1802230056-n1.html
So với thời điểm 1970, thời trang của anh này quá cũ, do đó mà bị nhiều người xem như kẻ lập dị. Hideki Okamoto đến dạy Karate ở sở cảnh sát Syria. Tuy nhiên lúc này Karate không phổ biến, anh không tìm được nhiều học sinh.
Ở Syria vào lúc đó phổ biến môn quyền anh, đấu vật, tiếp đó là Judo.
Một lớp học dự định có 50 học sinh, nhưng thực tế chỉ tập trung được 3 người, và toàn là những người không có động lực học tập. Đồng thời điều kiện học tập cũng khá tệ, trong khi phòng tập Judo được trải Tatami, phòng tập Karate có nền là bê tông lạnh lẽo, thậm chí chẳng phải sàn ván ép.
Bên cạnh đó Hideki Okamoto có khuôn mặt khá non nên thường bị học trò trêu thế này:
“Này anh thầy, sao không dắt theo phụ huynh mà đi một mình thế, chẳng phải con nít nên được phụ huynh theo dõi sao”.
Hideki Okamono có mức lương hàng tháng là 170 USD và được cử đi làm tình nguyện viên, vì vậy anh ấy thường xuyên đến nước láng giềng Lebanon, nơi anh dạy Karate bán thời gian cho người Ả Rập và người phương Tây.
Khác với Syria, tại Beirut, thủ đô của Lebanon, văn hóa Nhật Bản khá phổ biến, xuất hiện nhiều cửa hàng ẩm thực Nhật Bản, có vẻ như Karate đã được công nhận.
Thế nhưng Đại sứ quán Nhật Bản khi phát hiện anh này đi làm thêm đã gọi đến khiển trách. Có vẻ như người hướng dẫn của anh đã không nói rõ từ đầu. Điều này khiến anh vô cùng tức giận. Mất hết động lực, anh đắm chìm trong men rượu.
Hideki Okamoto bắt đầu trở thành một kẻ nghiện bia rượu, anh uống đủ loại thức uống có cồn, từ bia, đến một loại Sake gọi là Arak, Vang, Whiskey,… Mỗi lần say, anh chàng lại bắt đầu hưng phấn.
Một lần Hideki Okamoto mặc Haori hakama và mang đôi Geta cao như mọi lần và đi ra ngoài. Anh đến thẳng nhà tay hướng dẫn kia, quyết tâm “tẩn” cho hắn một trận trước khi về nước. Tất nhiên khi đó anh chàng ở trong tình trạng say xỉn.
Thế nhưng anh ta không biết nhà của người hướng dẫn, chỉ biết là sống ở khu đó thôi, vậy nên anh ta vừa đi vừa hét lớn:
“Ra ngoài, bước ra ngay !!!”
Nhưng không có ai xuất hiện cả…
Hideki Okamoto đến tìm Hiroshi Sadamori, người được cử đi cùng lúc với anh, dạy môn Judo.
– Này Sadamori, xe của thằng đó có phải chiếc Blue Bird của Nissan không?
– Ừ, chắc vậy.
Sau khi xác nhận, anh ta tới gần chiếc Blue Bird đậu ở gần đó, biển xe đúng là biển của xe ngoại giao. Hideki Okamoto tung một cú đấm, kính xe vỡ toang.
Anh chàng càng lúc càng hưng phấn:
“Sadamori này, tay thằng nay chưa gãy nhỉ?”
Thế là lần lượt từng chiếc kính xe vỡ tan tành.
Một lúc sau có ba cảnh sát đến hiện trường, nhưng chưa kịp làm gì đã bị anh này tung cước ngã nhào ra đất.
“Cảnh sát chống bạo động mà thế à, làm gì đi chứ…”
Tình hình vô cùng hỗn loạn. Có tiếng còi lớn vang lớn, theo sau là một chiếc xe tải, 10 viên cảnh sát được trang bị vũ khí lao xuống.
Ảnh https://president.jp/articles/-/36724?page=4
Vì đối phương có vũ khí đồng thời số lượng áp đảo, Hideoki Okamoto bị phản công, nằm bất tỉnh.
Ngày hôm sau Hideoki Okamoto bị Đại sứ quán gọi tới. Tất nhiên người của Đại sứ quán rất tức giận và yêu cầu anh này nhanh chóng về nước. Khi đó Hideoki cũng đã tỉnh cơn say, chấp nhận hình phạt, và cảm thấy hối lỗi. Anh quyết định đến xin lỗi viện trưởng học viện cảnh sát trong tình trạng mặt sưng vù đến nỗi khó mà nhận ra.
– Viện trưởng, ngày mai tôi sẽ về Nhật. Hôm qua tôi đã quá đà và bị Đại sứ quán yêu cầu về nước. Tôi sẽ nhanh chóng chuẩn bị.
– Anh uống nhiều quá à, uống gì thế?
– Bia, Arak, Vang, Whiskey, nhiều quá tôi không nhớ rõ.
– Thế à, uống trộn chung với Sake thì tệ quá. Chẳng giống anh gì cả.
– Không phải vậy đâu, là vì tôi uống nhiều quá thôi…
Khi anh định về, viện trưởng lại giữ anh lại bằng câu nói:
“Okamoto à, anh không về nước được đâu”
Khoan đã, người ta quyết định tống giam Okamoto sao? Không phải vậy, thực tế chuyện đã diễn ra như sau.
Sau khi vấn đề được báo lên Bộ nội vụ, kết quả nhận định cho thấy Karate có thể được sử dụng trong những trận chiến thực tế, do đó mà Bộ yêu cầu dạy Karate nghiêm chỉnh tại trường cảnh sát. Bộ cũng liên hệ với Đại sứ quán Nhật Bản cho Okamoto ở lại với 3 lời hứa. Đầu tiên Đại sứ quán không cần chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực của Okamoto, Syria chi trả chi phí cho Okamoto về nước sau khi kết thúc chương trình, đồng thời yêu cầu Okamoto thực hiện lời hứa sẽ không làm những chuyện quá khích như vậy trong tương lai.
Đại sứ quán Nhật Bản chấp nhận, trường dạy của Okamoto hoạt động trở lại, số lượng học sinh tăng đột biến lên 100 người.
Sang năm sau, từ nhân vật Lý Tiểu Long trong một bộ phim Hongkong mà Karate trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết tại Syria (mặc dù võ thuật trong phim là Kungfu).
Tại võ đường Karate có một Đền thờ Thần đạo để thờ Thần Karate. Ở đó, những người Ả Rập trước giờ chỉ cúi đầu trước thánh Allah đã kính cẩn hành lễ.
Có thể thấy người dân Syria đánh giá cao sức mạnh thực tế hơn là các quy tắc và luật lệ. Nếu chuyện tương tự xảy ra ở Nhật Bản, người gây bạo lực chắc chắn sẽ phải lãnh tội.
Thông tin ngoài lề, chiếc xe bị vỡ cửa sổ đúng là Blue Bird, nhưng lại thuộc về nhân viên Lãnh sự Brazil, do đó đây cũng là một nạn nhân. Hằng tháng, Okamoto phải trả hàng trăm đô la chi phí sửa xe. Cũng có thể gọi đây là hình phạt nhỉ !
Kengo Abe