Sức quyến rũ của loài Mèo ở Nhật – Không chỉ là tình yêu, mà còn là nỗi sợ

Từ những tên biến hình xảo trá đến những kẻ chuyên ăn xác chết, hình ảnh những con Mèo đã “lang thang” hàng thế kỷ trong văn hóa dân gian của Nhật Bản.

Người Nhật rất yêu Mèo. Điều này thể hiện ở rất nhiều điểm trong văn hoá của quốc gia này, từ Hello Kitty đến những ngôi Đền thờ thần Mèo.

Thế nhưng người Nhật cũng rất sợ Mèo. Văn hoá dân gian Nhật Bản có nhiều giai thoại về quái vật Mèo, thường là nguyên nhân của tội ác. Càng lùi xa về các lớp thời gian, hình ảnh của loài Mèo càng tồi tệ.

Ảnh https://www.pinterest.jp/pin/533958099560122599/

Văn bản đầu tiên nhắc đến loài Mèo ở Nhật do Hoàng đế Uda viết vào ngày 11 tháng 3 những năm 889.

“Vào ngày thứ 6 của tháng thứ 2, năm đầu tiên của Kỷ nguyên Kampo, tôi muốn dành thời gian để bày tỏ niềm vui về một chú Mèo. Nó đã đến như một quà nhận được từ Minamoto no Kuwashi”.

Khi đó những chú Mèo trở thành quà tặng vô giá của giới quý tộc. Thế nhưng không giống vàng bạc, đá quý, món quà này có khả năng sinh sản. Mèo sinh ra mèo và bắt đầu nhân giống theo cấp số nhân. Đó cũng là lúc hình ảnh về những con Mèo biến đổi.

Từ lâu, người Nhật có quan niệm rằng khi con vật, hay đồ vật tồn tại quá lâu, chúng sẽ sở hữu sức mạnh siêu nhiên (chưa rõ sức mạnh này là tốt hay xấu). Sức mạnh siêu nhiên của Mèo thành tinh gắn liền với khả năng biến hình. Sở dĩ vậy vì Mèo không có nguồn gốc từ Nhật, do đó chúng sở hữu khí chất của một kẻ xa lạ, đầy bí hiểm. Ngoài ra còn bởi các đặc tính tự nhiên của loài động vật này, khả năng kéo giãn bất thường, đi lại không phát ra tiếng động, hay mắt phát sáng vào ban đêm,..

Con Mèo thành tinh đầu tiên xuất hiện ở Nhật vào thế kỷ 12. Nó là một con Mèo có 2 đuôi với kích thước khổng lồ, ăn thịt người, thường xuyên rình rập ở khu vực dân cư ngày nay là tỉnh Nara. Con Mèo đó là Nekomata. Theo những ghi chép vào thời này Nekomata to lớn hơn rất nhiều so với con Mèo do Hoàng đế Uda nuôi. Có suy đoán cho rằng Nekomata là con Hổ trốn từ Trung Quốc sang, hoặc cũng có thể nó bị mắc bệnh dại.

Từ sau Nekomata, không có quá nhiều giai thoại khác về yêu quái Mèo mãi đến thời Edo. Khoảng từ năm 1600 là thời kỳ nở hoa của nghệ thuật và văn hoá Nhật Bản, từ Kịch Kabuki, Sushi, tranh khắc gỗ Ukiyo-e, Geisha,…Các nghệ sĩ phát hiện ra rằng đại chúng yêu thích những câu chuyện về Yokai (yêu quái), về những yếu tố siêu nhiên không thể giải thích được.

Trong thời đại hoàng kim này, yêu quái Mèo lại được dịp biến đổi, từ Nekomata đến Bakeneko. Chúng có thêm khả năng thay đổi hình dạng. Khi đô thị hoá, cả dân số của người và Mèo đều tăng. Mèo có ở khắp mọi nơi, không chỉ những con Mèo nhà mà cả Mèo hoang lang thang ở khắp mọi nẻo đường. Từ đó bắt đầu câu chuyện về Mèo hoang hoá người, Mèo nhà sống lâu thành tinh, giết chủ nhân để thay thế vị trí,…

Ảnh https://www.smithsonianmag.com/arts-culture/japans-love-hate-relationship-with-cats-180975764/

Vào khoảng năm 1781, có tin đồn rằng những cung nữ trong khu phố đèn đỏ ở Thành Edo không phải con người, mà là Bakeneko biến hình. Vào ban đêm, những con Mèo hiện nguyên hình, vẫn mặc Kimono, uống rượu Sake và chơi Shamisen, đắm chìm trong bữa tiệc hoang dã trước khi bình minh đến.

Ảnh https://www.smithsonianmag.com/arts-culture/japans-love-hate-relationship-with-cats-180975764/

Thế nhưng những con Mèo còn có thể ẩn nấu ở nơi tối tăm hơn. Kasha là những con quái vật thực sự, đến từ địa ngục và ăn xác chết. Cũng giống như Nekomata hay Bakeneko, chúng đã từng là mèo bình thường.

Mọi chuyện biến đổi khi những con Mèo này ăn xác chết, toàn thân của chúng nhuốm màu tàn ác và trở nên hung bạo. Nhiều biến thể còn cho rằng Kasha không chỉ ăn xác, mà còn có khả năng điều khiển xác.

Một sinh vật quái dị khác khai sinh từ văn hoá dân gian Nhật Bản là Neko Musume, được xem là con lai giữa Mèo và người. Chúng ra đời do lời nguyền của loài Mèo lên các nghệ nhân chế tạo đàn Shamisen từ da Mèo. Thay vì sinh được đứa con gái đáng yêu, những người nghệ nhân có con gái sẽ phải chứng kiến cảnh con của họ không thể nói chuyện, ăn thịt chuột và tự cào chính mình bằng móng vuốt.

Ảnh https://www.smithsonianmag.com/arts-culture/japans-love-hate-relationship-with-cats-180975764/

Trong số đó, con Mèo nổi tiếng nhất phải kể đến Maneki Neko (Mèo vẫy tay, Mèo may mắn). Ngày nay nó là một biểu tượng thương mại, thế nhưng khi truy về nguồn gốc dân gian của chúng, ta mới hiểu rõ lý do. Chuyện kể rằng một người phụ nữ nghèo đã mơ thấy có một chú Mèo đến gặp, và yêu cầu bà tạc một con Mèo bằng đất sét để bán ở chợ. Người phụ nữ này không chỉ bán Mèo mà còn bán cả câu chuyện giấc mơ của mình, từ đó kiếm được nhiều tiền và trở nên giàu có. Không rõ giấc mơ trên có thật hay không, nhưng sự thật là người ta luôn thích những câu chuyện kỳ lạ, huyền bí. Từ đó người Nhật cũng có quan niệm tất cả những món hàng liên quan đến Mèo đều có thể bán được với giá tốt.

Ảnh https://www.smithsonianmag.com/arts-culture/japans-love-hate-relationship-with-cats-180975764/

Càng đào sâu vào văn hoá dân gian Nhật Bản càng thấy nhiều bộ mặt hơn của loài Mèo. Từ nay mỗi khi thấy chú Mèo của bạn cuộn tròn ngủ ngoan trong chăn, đừng chỉ nhìn chúng như một sinh vật đáng yêu thôi nhé !

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: