Những tác phẩm nghệ thuật “hoàn toàn bị lãng quên” của những tù binh và thực tập sinh Nhật Bản ở Australasia
Hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi các tù nhân chiến tranh Nhật Bản và các thực tập sinh dân sự bị giam giữ ở Úc và New Zealand trong Thế chiến thứ hai lần đầu tiên được các học giả nghiên cứu. Tuy đã tồn tại qua nhiều thập kỷ nhưng trong một thời gian, những tác phẩm này hoàn toàn bị phớt lờ.
Trong bài báo được xuất bản trên Tạp chí Nghệ thuật Úc và New Zealand, đồng tác giả Richard Bullen từ Đại học Canterbury và Tets Kimura của Đại học Flinders cho biết các tác phẩm mô tả cuộc sống của người Nhật trong thời chiến, cung cấp cái nhìn tổng quan về sự cô lập.
Không giống như các trại giam giữ ở Mỹ, hầu như không có thông tin gì về các tù nhân bị giam giữ ở Úc và New Zealand.
Bullen, một nhà nghiên cứu nghệ thuật cho biết mặc dù đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản ở New Zealand, anh không biết những tác phẩm này tồn tại cho đến rất gần đây.
Ảnh https://english.kyodonews.net/
Bức tranh một phụ nữ mặc Kimono truyền thống, được vẽ bởi một thực tập sinh Nhật Bản trong thời chiến ở New Zealand. (Ảnh do Bảo tàng Di sản Featherston cung cấp) (Kyodo)
Trong suốt cuộc chiến, khoảng 5.000 tù binh và cả thường dân Nhật Bản đã bị giam giữ tại 8 địa điểm trên khắp Australia và New Zealand.
Các nhà nghiên cứu cho biết đề tài của các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc khác nhau tùy theo địa điểm bị giam giữ.
Tác phẩm nghệ thuật từ các trại giam ở Nam Australia, là nơi có nhiều tài nguyên gỗ, bao gồm hộp gỗ cẩm thạch được chạm khắc tinh xảo và các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ ba chiều lớn; trong khi các tác phẩm từ New Zealand thường là tranh sơn mài trên các đường cắt bằng gỗ từ vật liệu xây dựng trại.
Họ đã sử dụng các loại rễ cây thay cho sơn để tô màu cho các tác phẩm của mình.
“Một số tác phẩm đẹp nhất là các trò chơi như bài Hanafuda và bộ mạt chược,” Bullen cho biết, ông cũng cho rằng tác giả chắc hẳn phải là người có kiến thức về nghệ thuật.
“Vài tác phẩm được làm để trao đổi (với lính canh) lấy thuốc lá hoặc tiền phí sinh hoạt trong trại, nhưng đa số được làm để giải trí trong trại giam.”
Ảnh https://english.kyodonews.net/
Bức tranh vẽ một phụ nữ mặc Kimono truyền thống của một thực tập sinh Nhật Bản trong thời chiến ở Australia. (Ảnh do Phòng trưng bày Nghệ thuật Khu vực Cowra cung cấp) (Kyodo).
Ngoài việc giao dịch với lính canh, các tù nhân còn tặng tác phẩm cho nông dân và y tá địa phương, những người đã giúp đỡ họ.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống ngục tù của các tù nhân này không chịu những khổ cực như ở các trại giam khác. Các tù nhân phải mất hàng giờ để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật, thế nhưng chỉ đổi được thuốc lá hoặc khoản tiền nhỏ.
Bullen cho biết, trong tác phẩm của các tù nhân này thể hiện được cảm giác nhớ quê hương đất nước, thông qua bức tranh mô tả người phụ nữ mặc Kimono. Ngoài ra hình ảnh núi Phú Sĩ xuất hiện nhiều lần cho thấy ý thức về chủ nghĩa dân tộc, đồng thời khắc hoạ chủ nghĩa quân phiệt thông qua tranh vẽ lâu đài Nhật Bản và lá cờ chiến Hinomaru.
Ảnh https://english.kyodonews.net/
Một tác phẩm điêu khắc hai nhân vật đang hôn nhau của một thực tập sinh Nhật Bản trong thời chiến ở Úc. (Ảnh: Trung tâm Thông tin Du khách Barmera) (Kyodo)
Không giống như các tù nhân Nhật Bản, những tác phẩm của các thực tập sinh dân sự không miêu tả cùng cảm xúc về chủ nghĩa dân tộc. Thay vào đó, một số tác phẩm bị ảnh hưởng từ nghệ thuật phương Tây.
Sau chiến tranh, các tù nhân và nhiều thường dân đã được hồi hương về Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu cho biết : “Trớ trêu thay, thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Nhật Bản ở Australasia lại là thời kỳ phong phú nhất của nghệ thuật Nhật Bản tại đây.”
AD