Thư pháp – Nghệ thuật không chỉ nằm ở nét chữ đẹp

Kendou (Kiếm đạo), Sadou (Trà đạo), Kadou (Hoa đạo), Judou (Nhu đạo), Budou (Vũ đạo – võ sĩ đạo), và Shodou (Thư đạo – Thư pháp).

Theo cách hiểu của người Nhật, Đạo chính là thuần thục, trở thành bậc thầy trong một lĩnh vực nào đó, cũng giống như đã bước trên một con đường phải đi cho đến hết.
Nhân tiện thì Hokkaido tuy cũng là “do” nhưng là tên địa danh, không thuộc phạm trù này nhé.

Thế nhưng để thuần thục một kỹ năng cũng có nhiều phương pháp. Bên cạnh học tập đào tạo chính quy theo từng quy trình, bạn cũng có thể đi đường tắt, thậm chí là “ăn cắp kỹ thuật”.

Đó cũng là một cách học.

Với tất cả các “đạo” kể trên, chúng ta đều có thể học được sử dụng phương pháp 守破離 (Shuhari).

Phương pháp này là học theo từng bước của lão sư, nhưng làm theo cách của bạn. Bậc thầy được sinh ra khi họ có thể thuần thục một lĩnh vực nào đó theo cách riêng của họ.

Đây cũng chính là phương pháp mà người Nhật khuyến khích.

Lấy ví dụ với Thư pháp.

Ảnh https://haa.athuman.com/media/japanese/culture/1818/

Nếu là người biết tiếng Nhật chắc bạn cũng biết từ 習字 (Shuuji) có nghĩa là tập viết chữ đẹp.
Thứ được dạy ở trường học Nhật Bản là Shuuji chứ không phải là Thư pháp. Tuy rằng trong cả hai trường hợp, chúng ta đều sử dụng giấy, cọ, mực theo cùng một cách thức.

Tuy vậy, mục đích của Shuuji là viết chữ đẹp, do đó các kỹ thuật để cân bằng nét chữ rất cần thiết.
Với Thư pháp, chữ viết có xiên xẹo cũng không thành vấn đề, vấn đề là bạn có truyền tải được cảm xúc của nét chữ đến người nhìn không?

Dưới đây là bức Thư pháp của một bậc thầy. Hãy để ý đến cách viết ký tự.

Ảnh http://yasudamai.com

Không phải chữ viết, nghệ thuật nằm ở gốc của văn tự.
Dưới đây là một ví dụ dễ hiểu hơn.

Hãy xem cách mà một bậc thầy thư pháp biến hoá chữ 書

Ảnh https://www.syodou.net/column/establishment-of-regular-script/

Bản thân tôi là người Nhật nhưng không thể đọc được chữ cuối cùng bên phải.
Có vẻ Thư pháp không phải là bộ môn dành cho người thường…

Dạo gần đây, giới trẻ Nhật Bản đang phát triển một xu hướng mới trong môn Thư pháp. Tại các buổi biểu diễn Thư pháp, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một nhóm người biểu diễn viết Thư pháp như trong Video bên dưới.

Tạo nên thông điệp dành cho mọi người đang mệt mỏi chống chọi với COVID-19.

Do hình thức biểu diễn này khá mới mẻ nên gặp phải phản ứng tiêu cực của những người viết Thư pháp theo trường phái cũ.
Tuy nhiên tôi cho rằng hình thức mới này có thể sẽ khiến nhiều người quan tâm và đam mê với bộ môn nghệ thuật này hơn.

Đổi mới về mặt hình thức nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị cốt lõi, đó mới là cách đúng đắn để xã hội này đi lên, không phải sao?

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: