Thất nghiệp, ăn bám cha mẹ, chân dung một ”thế hệ thua cuộc” ở Nhật Bản (phần 1)

Cánh cửa chỉ mở một lần, đó là cách mọi người thường mô tả hệ thống tuyển dụng khắt khe của Nhật Bản. Trong đó chỉ những sinh viên đại học xuất sắc mới nhận được cơ hội tốt nhất trước khi tốt nghiệp, được thăng chức hay được tăng lương thường xuyên. Những người không qua được kỳ tuyển dụng này sẽ phải đổi việc thường xuyên, với ít cơ hội thăng tiến và không có sự đảm bảo về công việc.

Đã một thập kỷ kể từ khi nền kinh tế bong bóng của Nhật sụp đổ, thị trường lao động bước vào ”kỷ băng hà”, các nhà tuyển dụng giảm đáng kể nhu cầu tuyển dụng để bảo vệ lao động lớn tuổi, vô tình trung tạo ra một “thế hệ thua cuộc” toàn những người trẻ tuồi . Những người này không có việc làm tốt, nhiều người chọn cuộc đời độc thân, không con cái. Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy có 3,4 triệu người ở độ tuổi 40, 50 chưa kết hôn và vẫn sống với cha mẹ của họ.

Nhật Bản ước tính có khoảng 613,000 Hikikomori ở độ tuổi trung niên (một thuật ngữ mô tả những thanh thiếu niên sống khép kín với xã hội, chỉ chui lủi trong phòng riêng). Trong số những người ở độ tuổi ngoài 40, cứ 3 người thì có đến 1 người chọn sống độc thân vì gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hoặc ổn định công việc sau khi tốt nghiệp.

Bài toán 8050.

Thuật ngữ này ám chỉ nhóm cha mẹ ở độ tuổi 80 phải chăm con cái khi đã khoảng 50 tuổi.

Michinao Kono là một người đàn ông 45 tuổi, thất nghiệp và không bao giờ rời khỏi nhà của cha mẹ mình ở tỉnh Nara. Anh cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng xã hội Nhật coi những người như anh là quả ”bom hẹn giờ”.

Ảnh https://www.bloomberg.com/features/2020-japan-lost-generation/

Kono dường như được định sẵn từ khi sinh ra để có một tương lai đầy hứa hẹn. Cha của anh làm việc cho một trong những tập đoàn kinh doanh huyền thoại của Nhật Bản. Gia đình anh có xe và nhà có sân trước, một gia đình khá giả, bản thân Kono cũng vào được  Đại học Kyoto, trường đại học lâu đời thứ 2 của Nhật Bản. Song việc thiếu kỹ năng xã hội khiến anh trở thành kẻ cô độc, anh cho biết đó là kết quả của việc bị bắt nạt ở trường cấp 2.

Trong năm thứ 3 và thứ 4 đại học, hộp thư của Kono tràn ngập các tờ rơi tuyển dụng. Giống như đám bạn cùng trang lứa, ngay cả đang trong thời kỳ kinh tế bất ổn của những năm 1990, sinh viên đại học Kyoto vẫn ”đắt giá”. Tuy nhiên Kono không tham gia vào kỳ tuyển dụng thời đó, anh thường xuyên trốn học đến nỗi sau 8 năm đại học vẫn chưa thể tốt nghiệp. Điều này khiến anh bị buộc thôi học. Kono cũng không cố gắng tìm kiếm việc làm.

”Đó là thời kỳ đóng băng. Tôi đã nghĩ rằng ngay cả khi mình cố gắng sẽ chỉ vô ích thôi” – Kono giải thích.

Kono trốn trong nhà của cha mẹ, từ năm nay qua năm nọ.

Anh có đam mê với các nhóm nhạc nữ, sẵn sàng đặt vé máy bay theo các Tour diễn của họ khắp Châu Á, dẫn tới vỡ nợ khoảng 3 triệu Yên. Giờ đây anh và bố mẹ sống nhờ tiền trợ cấp của của bố Kono.

”Tôi đã tự đào hố chôn mình, tôi trốn tránh thực tế, cuộc sống của tôi đã trật khỏi đường ray” 

Vào một ngày, Kono tình cờ gặp Takaaki Yamada, điều hành một tổ chức phi lợi nhuận ở Kyoto, cách nhà Kono 1 tiếng đi xe. Nhóm của Takaaki Yamada tiếp cận những người ở tuổi trung niên, mục đích tái kết nối họ với xã hội trước khi cha mẹ già và qua đời.

Vào mùa Hè năm 2019, Kono đã nộp đơn cho 3 công việc văn thư, nhưng anh không biết mình sẽ phải cạnh tranh với 1,815 ứng viên khác từ khắp Nhật Bản. Đến tháng 11, Kono nhận công việc rửa bát tại một nhà hàng Ramen, kiếm được 150,000 Yên/tháng, chỉ cao hơn mức lương tối thiểu một chút.

Kono ý thức được cha mẹ sẽ không sống được bao lâu nữa. Cha anh không còn lái được xe, mẹ thì bị cong cột sống,

“Tôi muốn đứng dậy, để họ yên tâm về tôi khi còn sống” – Kono nói.

Còn tiếp…

 

 

 

 

 

 

AD
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: