Thất nghiệp, ăn bám cha mẹ, chân dung một ”thế hệ thua cuộc” ở Nhật Bản (phần 2)

Nhật Bản ước tính có khoảng 613,000 Hikikomori ở độ tuổi trung niên (một thuật ngữ mô tả những thanh thiếu niên sống khép kín với xã hội, chỉ chui lủi trong phòng riêng). Trong số những người ở độ tuổi ngoài 40, cứ 3 người thì có đến 1 người chọn sống độc thân vì gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hoặc ổn định công việc sau khi tốt nghiệp.

 Xem lại phần 1

Phụ nữ gặp khó khăn tìm kiếm công việc.

Ảnh https://www.bloomberg.com/features/2020-japan-lost-generation/

Trên giấy tờ, Yu Takekawa ở Yokohama là hiện thân của người phụ nữ Nhật Bản toàn diện. Cô có bằng thạc sĩ, làm việc toàn thời gian tại 4 công ty và đã xuất bản 2 cuốn tiểu thuyết.

Nhưng trên thực tế Takekawa, 38 tuổi thất nghiệp từ tháng 3 và sống bằng trợ cấp thất nghiệp. Cô thường xuyên bỏ bữa tối để tiết kiệm tiền, thậm chí cô còn không nhớ lần cuối cùng mình đi chơi là khi nào. Một điều an ủi là đại dịch cho cô thời gian để viết xong cuốn sách thứ 3, cuốn sách này mang lại cho cô một khoản tiền ít ỏi.

 ”Nếu không có cuốn tiểu thuyết, tối thực sự nghĩ rằng cuộc đời mình đã trôi tuột xuống bờ vực” – Takekawa nói, “tìm việc thật khó khăn trong đại dịch”.

Giống như nhiều người trong thế hệ của mình, Takekawa đã phải vật lộn để tìm được chỗ đứng trong thế giới cạnh tranh việc làm khốc liệt. Cô theo học Đại học Rikkyo, một trường nghệ thuật tự do được đánh giá cao ở Tokyo. Dù cách đây 2 thập kỷ ở Nhật đã ban hành luật đảm bảo cơ hội việc làm bình đẳng cho phụ nữ, tuy nhiên những phong tục cũ vẫn còn tồn tại. Ra trường không xin được việc, Takekawa tiếp tục học lên cao, cuối cùng cô cũng có công việc toàn thời gian tại một công ty xây dựng. Tuy nhiên cô nhận ra vị trí này được trả ít hơn 30% lương so với đồng nghiệp nam. Ngoài ra công ty chỉ tuyển phụ nữ độc thân vẫn sống cùng cha mẹ để làm công việc này. ”Họ hy vọng chúng tôi sẽ bỏ việc  khi kết hôn”  Takekawa nói.

Chán nản vì không có triển vọng, Takekawa rời bỏ việc sau 2 năm rưỡi, mức lương trong công việc tiếp theo của cô với tư cách là phóng viên của một tờ báo thương mại, tuy tốt hơn nhưng bao gồm cả ”phục vụ trà cho các đồng nghiệp nam”. Takekawa nhiều khi phải làm việc cho phần của 15 người, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của cô. Takekawa bắt đầu dùng thuốc trầm cảm và bỏ thuốc vào cuối năm 2010. Không có công việc nào mà cô làm trong thời gian dài. 

Ánh sáng 

Bên trong nhà hàng chật cứng ở Shibuya, khoảng 40 người trò chuyện và cười nói. Nhưng không ai có thể ngờ đây là một cuộc tụ tập dành cho những người Hikikomori. Ở đây không có những chỉ trích, xấu hổ, sẽ không sao nếu bạn không muốn chia sẻ chuyện cá nhân hay xưng tên.

Wataru Kubo, ở quận Shibuza cho biết anh bắt đầu tổ chức cuộc gặp mặt dành cho những người chối bỏ xã hội ở Tokyo từ tháng 8/2018. Kudo muốn bầu không khí thoải mái nhất có thể. ”Đây là một nơi mà mọi người cảm thấy an toàn, cũng là nơi họ có thể kết nối với nhau”.

Trong nhóm có một người đàn ông 47 tuổi tâm sự rằng đã 17 năm anh sống ẩn dật trong nhà của bố mẹ sau khi tốt nghiệp đại học. Một người khác 39 tuổi đã đổi hàng chục công việc và giờ sống trong nhà dành cho người vô gia cư. Wataru Kubo 59 tuổi, là một nhà tư vấn kinh doanh cho biết, bản thân anh ngày nhỏ đã nung nấu ước mơ tiếp quản công việc kinh doanh đồ gỗ của bố, tuy nhiên sau tốt nghiệp trung học anh lại thành một Hikikomori. Gần đây anh mới cố gắng tìm việc và quay trở lại giúp những người giống như mình.

Ở Osaka, Junko 44 tuổi cũng đang học cách hoà nhập lại xã hội, cô từng học vẽ tại trường đại học và mong muốn trở thành hoạ sĩ truyện tranh. “Thời của tôi, có nhiều người thất bại sau khi thử việc ở khoảng 200 công ty” – Junko cho biết.

Ảnh https://www.bloomberg.com/features/2020-japan-lost-generation/

Sau khi tốt nghiệp, Junko nhận công việc bán thời gian tại một cửa hàng tạp hoá, khi cửa hàng đóng cửa, cô tập trung vào vẽ Manga nhưng nhận thấy mình không thể kiếm sống từ nó. Trong suốt một thập kỷ cô đã làm một loạt công việc, tất cả đều được trả lương thấp và ít được đào tạo, đa phần Junko bỏ việc chỉ sau một tháng. Junko cho biết thêm cô ngày cành thu mình hơn khi bước sang tuổi 30, ”Tôi không muốn giao tiếp với mọi người. Tôi không muốn nói chuyện với ai khác ngoài gia đình mình”.

Junko nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với hội đồng Toyonaka. Họ khuyến khích cô tham gia hoạt động cộng đồng, nhờ đó mà cuộc sống của Junko mới có chút khởi sắc. Họ đề nghị cô vẽ Manga cho các tập sách nhỏ mà hội đồng phân phối, cho cô tham gia các lớp làm vườn, âm nhạc, thể thao tình nguyện. Cô cũng tham gia một lớp học thiết kế tờ rơi quảng cáo trên máy tính. Những điều này đã giúp Junko xây dựng lại lòng tự trọng của mình từng chút một. Junko nói ”Tôi được dạy rằng mình không cần phải quá sợ hãi mọi người”. Junko hiện tại làm việc bán thời gian tại một cửa hàng Bino Marche.

 

 

 

 

 

AD
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: