Kết cục bất hạnh của một trong 3 người phụ nữ đẹp nhất thế giới

Bạn có biết tam đại mỹ nhân trong lịch sử là ai không?

Đó là Cleopatra (Ai Cập), Dương Quý Phi (Trung Quốc) và Ono no Komachi (Nhật Bản).

Cả 3 đều sở hữu nhan sắc tuyệt trần, đến mức họ có thể thay đổi lịch sử nhờ ngoại hình của mình.

Hôm nay hãy cùng JAPO tìm hiểu câu chuyện của đại diện đến từ Nhật Bản, Ono no Komachi.

Có khá nhiều giả thiết về năm sinh năm năm mất của người này, nhưng tóm lại thời đại mà Ono sống cách đây khá xa. Nàng sinh vào khoảng năm 825 và mất khoảng năm 900.

Hiện tại chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng nhan sắc tuyệt trần này qua tranh vẽ còn sót lại.

Ảnh https://intojapanwaraku.com/culture/120563/

Có vẻ do người vẽ tranh chưa đủ tay nghề, hoặc tiêu chuẩn về cái đẹp của ngày xưa khác với bây giờ, mà nhiều người cho rằng nhan sắc thế này cũng không phải quá xuất sắc.

Thế nhưng có rất nhiều giai thoại ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ này.
Ono no Komachi làm việc cho Thiên Hoàng Ninmyō, không rõ xuất thân hay địa vị cụ thể của nàng là như thế nào.

Tuy nhiên có một điều chắc chắn đó là nhan sắc cuả người này khiến ai nhìn cũng phải say đắm. Có rất nhiều người làm việc trong Hoàng cung tỏ tình với nàng, nhưng đều bị từ chối.

Trong đó có một người tên là Fukakusa Shoushou.

Tuy rằng Fukakusa Shoushou thường xuyên trò chuyện tâm tình cùng Ono, nhưng vẫn bị từ chối phũ phàng. Lúc này, Ono đã nói rằng “Nếu ngày nào ngài cũng đến gặp ta, đến ngày thứ 100, ta sẽ đồng ý”.

Mỗi đêm Fukakusa đều đi bộ đến gặp nàng. Vào đêm thứ 99, trời nổi cơn bão tuyết, thế nhưng Fukakusa vẫn không bỏ cuộc. Không may giữa đường ông qua đời vì lạnh. Vì nàng Ono no Komachi, người này thậm chí không tiếc mạng sống của mình.

Để có được tình yêu vô điều kiện của nhiều người đàn ông, nàng Ono không chỉ sở hữu nhan sắc mà còn có tài năng nghệ thuật. Nàng là một nhà thơ Haiku tài năng.

(Haiku là môn nghệ thuật truyền tải suy nghĩ của nhà thơ trong khuôn khổ từ vô cùng hạn chế).

Có một bộ sưu tập các bài thơ Haiku hay nhất trong lịch sử, gọi là Hyakunin Isshu, thơ của Ono cũng có trong tuyển tập này.

 花の色は 移りにけりないたづらに
我が身世にふる ながめせし間に

Nếu dịch theo ngôn ngữ hiện đại, có thể hiểu bài thơ này như sau


Trong lúc thẩn thờ ngắm cơn mưa rơi dai dẳng
Sắc hoa đã tàn tự bao giờ.

Thế nhưng, nàng Ono không thể tránh khỏi kiếp hồng nhan bạc phận.
Có một ngôi Đền ở Kyoto gọi là Komachidera. Tên cũ của nó là Đền Fudarakuji. Được biết đây là nơi nàng lui về ở ẩn.

Cả cuộc đời nàng sống trong xa hoa nhung lụa bên cạnh Thiên hoàng, thế nhưng khi Thiên hoàng qua đời, nàng Ono mất đi công việc ở triều đình và phải phiêu dạt nay đây mai đó.

Cuối cùng nàng về ở ẩn tại ngôi Đền nói trên. Thế nhưng vào những năm cuối đời, nhan sắc nàng Ono tàn tạ, héo mòn, không còn sót lại chút dấu vết của thời kỳ vàng son.

Nàng Ono qua đời trên một con đường mòn gần Đền, do không có ai ở đó, xác của nàng vẫn ở nguyên tại vị trí ban đầu.

Cơ thể nàng thối rửa, từ hốc mắt mọc lên cây cỏ lau, mỗi lần cái cây rung chuyển trong gió, linh hồn của nàng lại thét lên “Đau, đau quá”.

Nhiều người cho rằng trước khi Phật tổ nhập Niết bàn có đi ngang nơi này đã phát hiện cái xác và chôn cất cẩn thận.

Tuy vậy, kết cục của nàng Ono vẫn quá cô đơn và đau khổ.

Tôi tự hỏi nếu nàng không đưa ra thử thách 100 ngày cho Fukakusa, có lẽ đời nàng đã khác.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: