Có phải người đầu tiên bay lên bầu trời là người Nhật?

Ai là người đầu tiên trên thế giới bay lên bầu trời? Khi được hỏi như vậy, nhiều người sẽ trả lời là anh em nhà Wright người Hoa Kỳ. Tuy nhiên điều này nửa đúng nửa sai.

Nói một cách chính xác, anh em nhà Wright là những người đầu tiên bay lên trời sử dụng máy bay có động cơ. Nếu không xét đến phương tiện, trước đó đã từng có trường hợp bay lên trời.

Người đầu tiên bay lên trời là anh em Montgolier (Pháp) bằng khinh khí cầu vào năm 1783.

Ảnh https://intojapanwaraku.com/culture/123323/

Ở Châu Âu vào thời điểm đó đã có ý tưởng bắt chước chim, dùng cánh để bay lên trời, tuy nhiên công nghệ lúc bấy giờ vẫn còn cách khá xa mới có thể hiện thực hoá điều này.

Sau đó, vào năm 1849, một kỹ sư người Anh đã thực hiện chuyến bay bằng tàu lượn. Khác với khinh khí cầu nổi lên nhờ sức gió, phương tiện này đem lại cảm giác bay lướt gió như những con chim. Kỹ sư này có phải người đầu tiên “lướt” trên bầu trời? Thực tế là không phải.

Trước đó vào năm 1757, một người Nhật đã thực hiện chuyến bay bằng cách tương tự. Người này có tên Koukichi Ukita, quê ở Okayama làm nghề dán khung tranh.

Anh ta đã áp dụng kỹ thuật dán khung tranh trong công việc của mình để tạo thành đôi cánh nhân tạo. Thế nhưng để có thể bay được, điều quan trọng là phải tạo được lực nâng. Ở châu Âu lúc đó, nơi tập trung công nghệ mới nhất của thế giới, việc tạo ra lực nâng vẫn là một bí ẩn.

Ukita với đam mê bay lên trời, đã quan sát những con chim và tiếp tục nghiên cứu.

Sau khi hoàn thành đôi cánh nhân tạo của mình, anh nhảy từ cây cầu bắc ngang sông Asahi, bay thành công tầm vài chục mét.

Điều tuyệt vời ở đây là anh đã đích thân thực hiện thử nghiệm này. Trong cuộc thực nghiệm trước kia đối với khinh khí cầu, người phát minh không phải là người tham gia thực nghiệm mà là gia nhân trong nhà.

Tất nhiên ai mà chả sợ thử nghiệm thất bại.

Tuy vậy Ukita vẫn luôn ấp ủ đam mê được bay lượn trên trời như một chú chim, do đó mà anh vô cùng tự tin.

Có giả thiết cho rằng giấy Nhật chính là mấu chốt cho cuộc thử nghiệm thành công này. Bởi lẽ giấy Nhật mỏng và nhẹ hơn giấy bình thường. Lúc đó chỉ có giấy của Nhật là mang những đặc điểm này.

Ukita, người đã đạt được thành tựu tuyệt vời, bị trục xuất khỏi Okayama do vụ lùm xùm cũng chính bởi thực nghiệm nói trên.

Ảnh https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Wing_model_of_Ukita_Kokichi.jpg

Sau đó anh ta chuyển đến sống tại Shizuoka, tiếp tục thử nghiệm, và kỳ lạ thay, lại tiếp tục bị trục xuất.

Chính bởi tình huống này mà không có tài liệu nào lưu lại các thực nghiệm của Ukita, do đó không phải ai cũng biết về câu chuyện này.

Thế nhưng thử tưởng tượng người đàn ông này đã thực sự có thể bay lượn thoả đam mê, chắc anh ta cũng đã mãn nguyện rồi. Không phải cứ được công nhận thì mới gọi là thành công.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: