Ai cũng biết nơi cao nhất nước Nhật, nhưng không phải ai cũng biết về nơi thấp nhất trên đất liền
Chắc nhiều người cũng đã biết đâu là nơi cao nhất nước Nhật nhỉ, đó chính là núi Phú Sĩ.
Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/76528
Núi Phú Sĩ cao 3776m, tuy không phải là ngọn núi cao nhất thế giới, nhưng chính là “nóc nhà” của Nhật Bản. Nhân tiện tại Nepal, quê hương của dãy Himalaya có một ngọn đồi cao đến 3000m, tuy không có tên nhưng vì quá cao so với một ngọn đồi, chưa kể hình dạng cũng rất đẹp nên vô cùng nổi tiếng.
Nếu nghĩ ngược lại, bạn có biết đâu là nơi thấp nhất nước Nhật không nhỉ?
Đó là Vũng Hachiro ở tỉnh Akita. Thấp hơn mực nước biển 4m, đây là phần đất liền thấp nhất ở Nhật.
Ở đó người ta có làm một ngón núi nhân tạo.
Ảnh https://questblog.tokyo/ogatafuji
Độ cao của đỉnh núi ngang bằng mực nước biển, do đó mà núi này được ghi nhận cao 0m. Nghe có vẻ không giống độ cao của núi lắm nhỉ, thế nhưng nếu ngọn núi này nằm trên phần đất liền thấp hơn mực nước biển, điều này không phải là không thể xảy ra.
Thế nhưng đó chưa phải là điều kỳ lạ nhất.
Đây là hình ảnh tại Mỏ vôi Hachinohe ở Hachinohe, tỉnh Aomori. Đúng như tên gọi, đá vôi đã được khai quật trong một mỏ khổng lồ trải dài 1.000m theo hướng đông tây và 1.800m theo hướng bắc nam.
Con người ngày càng đào sâu để khai thác đá, hiện tại độ sâu đã là -170m.
Để dễ tưởng tượng về độ sâu của mỏ, hãy cùng làm một phép so sánh.
Ảnh https://skyskysky.net/003-101-150.html
Tháp Kioi ở Chiyoda, Tokyo, tổng cộng 36 tầng, cao 177,65m. Bạn có thể tượng tượng độ sâu của mỏ gần bằng độ cao của toà nhà này.
Bạn có biết nơi sâu nhất thế giới là ở đâu không nhỉ?
Ảnh https://zatsugaku-mystery.com/deepest-hole/
Đây là một lỗ khoan trên bán đảo Kora ở Nga. Độ sâu ước tính 12km, sâu đến mức thay đổi đơn vị đo.
Tôi tự hỏi làm cách nào mà con người có thể đào được cái hố sâu đến vậy.
Quả nhiên nhiều người chỉ quan tâm đến nơi cao nhất, nhưng nơi thấp nhất cũng chứa đựng điểm hấp dẫn riêng chứ nhỉ !
Kengo Abe