Hơn cả “bùng đơn”, muôn kiểu khách hàng Uber EATS “không tưởng” ở Nhật

Do ảnh hưởng của COVID-19, ở Nhật số người ra đường ngày càng giảm, đi kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ giao thức ăn đến tận nhà.
Nếu ở Việt Nam, các Apps giao thức ăn nổi tiếng như Grabfood hay Baemin thì ở Nhật khá chuộng Uber EATS. Dịch vụ này được quảng cáo rộng rãi trên truyền hình, không chỉ để tiếp cận khách hàng mà còn để tìm kiếm các tài xế tiềm năng.

Ảnh https://english.kyodonews.net/news/2020/07/bbe3f0d19ff7-uber-eats-union-wants-better-accident-compensation-amid-virus.html

Thế nhưng tìm kiếm nhân viên theo cách này sẽ dẫn đến việc chất lượng tài xế không được đảm bảo. Đó cũng là lý do có nhiều phàn nàn từ phía khách hàng. Tuy vậy những lời phàn nàn này đa phần để góp ý, giúp cải thiện dịch vụ.

Bên cạnh các lời phê bình, cũng có khách hành nhận xét là “Tài xế rất cố gắng”. Thậm chí có người tip cho tài xế, trong khi Nhật Bản vốn là quốc gia không có văn hoá tiền tip.

Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh các tài xế phiền toái cũng có nhiều khách hàng thích làm khó dễ các nhân viên giao hàng. Không chỉ gây khó dễ mà còn có nhiều trường hợp kinh khủng đến khó tưởng tượng. Dưới đây là một số ví dụ.

1. Vị khách khoả thân

Vài nhân viên chia sẻ khi đến địa chỉ cần giao hàng, có một người phụ nữ khoả thân đứng chờ trước cửa với một nụ cười kỳ quái.

Tuy nhiên cô ta vẫn trả tiền và nhận hàng như bình thường (không có hành vi mời gọi nào khác). Vậy cớ gì lại khoả thân?

Ở một trường hợp khác, nhân viên nghe thấy tiếng cười khúc khích của một đôi nam nữ khác ở trong nhà. Có thể đây là hình phạt từ trò chơi nào đấy của họ, hoặc họ cố tình bày trò trêu chọc Shipper.

2. Cùng địa chỉ nhưng tên khách hàng mỗi lần mỗi khác.

Uber EATS có chế độ lưu lại danh sách khách hàng, có thể nói cách này khá tiện lợi cho cả người dùng và người giao hàng.
Thế nhưng gần đây xảy ra trường hợp địa chỉ trùng khớp, nhưng tên khách hàng lại thường xuyên thay đổi.

Nếu là toà nhà chung cư, có thể xảy ra trường hợp nhầm số phòng, nhưng đây lại là nhà riêng.
Khách hàng hướng dẫn đặt hàng trước cửa thay vì nhận trực tiếp, vì vậy các tài xế không rõ trong căn nhà ấy có bao nhiêu người, hoặc một khách nhưng có nhiều tên.

Bên cạnh đó cũng có tình huống dễ thương như thế này.

3. Gói quà cảm ơn.

Khi giao hàng cho một cô gái trẻ, một nhân viên giao hàng nhận được một gói quà nhỏ.

Ảnh https://fundo.jp/284227

Trên giấy gói viết “Cảm ơn vì đã làm việc chăm chỉ”.

Bên trong là Socola Meiji và tiền cùng dòng chữ khác với nội dung: “Dù đã trễ nhưng anh/chị vẫn vất vả đi giao hàng. Vào cuối ngày hãy dùng tiền này uống cà phê ở cửa hàng tiện lợi nhé”.

Cô khách hàng đáng yêu này là nữ sinh trung học, theo lời kể cô bé rất xinh đẹp. Quả là đẹp người đẹp nết nhỉ.

Câu chuyện tiếp theo có phần khó hiểu.

4. Cố tình nhầm địa chỉ

Tài xế giao hàng đến đúng địa chỉ được ghi, thế nhưng khi gọi đến cho khách hàng lại bị phàn nàn.
“Gì vậy, tôi viết đúng địa chỉ rồi, sao còn chưa giao đến”.
Sau đó vị khách này đưa ra một địa chỉ hoàn toàn khác địa chỉ được lưu trong hệ thống.
Tệ hơn khi anh Shipper giao lại địa chỉ này còn bị mắng “Lề mề quá”.
Vị khách này có bị làm sao không nhỉ?

5. Chuyện kinh dị…

Có một tài xế nọ nhận được đơn đặt hàng, nhìn vào địa chỉ thì thấy nơi này gần một khu mộ.
Lúc đó đã 9 giờ tối, anh chàng thực sự không muốn giao một chút nào, nhưng vì đã lỡ bấm nhận đơn nên không thể từ chối.
Khi đến nơi, địa điểm là một căn hộ 3 tầng, cầu thang tối om, đèn điện tắt hết.
Anh chàng cố tìm một chỗ sáng sủa để gọi cho khách hàng, tự nhiên thấy tay mình có màu đỏ tươi.
Hoá ra đó chỉ là màu sơn tường mà thôi…

May mắn thay không có chuyện gì khủng khiếp xảy ra, nhưng đây có thể là trải nghiệm khó quên trong đời Shipper của người này.

Dịch vụ giao hàng tận nhà đúng là tiện lợi thật đấy, nhưng vì nhà là không gian riêng tư nên các Shipper cũng gặp nhiều tình huống trớ trêu nhỉ.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: