Sinh viên Nhật Bản thành lập trang Web tư vấn trực tuyến về phòng chống tự tử
Một nam sinh viên Nhật Bản, từng cô đơn và chịu đựng bệnh trầm cảm, đã tạo nên trang Web tư vấn trực tuyến dành cho thanh niên và người lớn Nhật Bản, những người cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý.
本日、とくダネで取り上げて頂きました。「自殺や虐待じゃないと相談できませんか?」と聞かれる事がありますが、どんな些細な事でも大丈夫です。今の自分の気持ちがモヤモヤしていてよく分からないという方も、まずは相談してください。
今日も通常通り窓口は動いています。https://t.co/v8tPIiaBh8 pic.twitter.com/ssD9YXi2zK
— 大空 幸星 / OZORA Koki (@ozorakoki) September 28, 2020
Hãy hành động.
Koki Ozora, sinh viên Đại học Keio, 21 tuổi, thành lập tổ chức phi lợi nhuận “Anata no Ibasho” (Nơi chốn dành cho bạn) vào đầu năm, trước thực tại số lượng thanh niên tự sát ở Nhật Bản tăng lên đột biến trong năm nay.
Ozora cho biết ý tưởng này lấy cảm hứng từ giáo viên trung học của cậu, người đã tin tưởng và giúp đỡ cậu chống chọi với căn bệnh trầm cảm.
“Không có ông ấy, tôi không thể có ngày hôm nay. Ông ấy chính là phép màu bước qua đời tôi”.
Ảnh https://nextshark.com/koki-ozora-student-suicide-prevention-japan/
Ozora tạo một dịch vụ trò chuyện, sử dụng tiếng Nhật, cho phép người dùng được bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Website của cậu cho phép người dùng ẩn danh, được thiết lập theo cách tạo ra các cố vấn có kinh nghiệm hơn để giám sát quá trình trò chuyện giữa các thành viên. Ngoài ra còn có nền tảng 24h, phản hồi trong 5 giây với các trường hợp khẩn cấp.
Được biết cứ mỗi ngày ở Nhật lại có 50 vụ tự sát.
Kể từ khi bắt đầu vào tháng 3 năm nay, có hơn 500 tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới đã cung cấp lời tư vấn cho những người cần đến. Nhiều người trong số họ sẵn sàng nhận những cuộc gọi khẩn cấp để ngăn chặn ai đó tự sát, thậm chí có những cuộc gọi đến vào nửa đêm hay rạng sáng.
Các tin nhắn gửi về Anata no Ibasho vượt hơn 15,000, khoảng 130 tin/ngày.
Khoảng 32% tin nhắn có nội dung liên quan trực tiếp đến ý định tự tử, trong khi đó khoảng 12% chia sẻ căng thẳng vì nuôi dạy con cái. Một số người dùng còn thú nhận từng có ý định giết con của mình.
Sumie Uehara, một cố vấn tình nguyện tại Anata no Ibasho cho biết những người dùng này bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tiêu cực và có xu hướng đổ lỗi cho bản thân vì họ không thể giải quyết cảm xúc của mình.
Cô cũng giải thích về hạn chế của việc cố vấn qua hội thoại trực tuyến
“Bạn đừng bao giờ phủ nhận cảm xúc của họ hay cố gắng giải quyết mọi thứ một cách vội vã. Hãy cứ lắng nghe và tìm cách thấu hiểu”.
Sacchan