Bí ẩn ga tàu ở ngay tuyến tấp nập nhất, nhưng không phải ai cũng xuống được
Nhật Bản có hệ thống đường sắt được quản lý rất bài bản, trong đó tuyến Yamanote là tuyến tấp nập nhất.
Tuyến này có lộ trình chủ yếu di chuyển xung quanh các khu vực chính của Tokyo. Giờ cao điểm rơi vào khoảng 8 giờ sáng, cứ cách 2-3 phút lại có tàu vào ga, cả vòng trong và vòng ngoài.
Ảnh https://trafficnews.jp/post/79289
Vì hướng di chuyển của vòng trong và vòng ngoài trái ngược nhau do đó mà tuy tuyến đường có 2 vòng, nhưng một vòng tối đa lên tới 24 tuyến (2 vòng là 48 tuyến) cùng chạy một lúc. Tuy vậy vì số lượng hành khách quá đông mà việc ách tắc không hề giảm bớt, dù số tuyến rất nhiều.
Tại nhà ga Harajuku, một trong những điểm dừng của tuyến Yamanote, có một sân ga kỳ lạ.
Ảnh https://news.livedoor.com/article/detail/16506797/
Phía bên phải là sân ga bình thường của tuyến Yamanote, còn phía bên trái chính là sân ga kỳ lạ được nhắc ở trên.
Ảnh http://uhphantom.blog104.fc2.com/blog-entry-21.html
Trông cũng có vẻ là một nhà ga hoành tráng, thế nhưng…
Ảnh https://news.mynavi.jp/article/trivia-20/
Đây không phải là sân ga cũ lâu đời, mà luôn được duy trì ở tình trạng tốt. Vậy mà lại chẳng có ai xuống tại đây cả.
Thực ra nhà ga này được xây dựng chuyên dùng cho Thiên hoàng. Con đường ra khỏi nhà ga nối với Đền Meiji Jingu.
Trước kia, Thiên hoàng sẽ từ nhà ga này để lên một con tàu chuyên dụng. Tàu này được gọi là Tàu Hoàng gia (Omeshiressha), với vẻ ngoài vô cùng tráng lệ.
Ảnh https://trafficnews.jp/post/85720
Dải trang trí màu vàng đem lại cho con tàu sự sang trọng, quý phái của Hoàng tộc. Thêm vào đó ở đầu tàu có Quốc kỳ Nhật Bản cùng với Gia huy của Hoàng gia là biểu tượng hoa Cúc, đồng thời cũng là Quốc hoa. Không rõ nội thất của tàu như thế nào, thế nhưng có thể phần nào cảm nhận bầu không khí xa hoa qua ô cửa sổ.
Tất nhiên lịch trình hoạt động của tàu không được công khai.
Thế nhưng với vẻ ngoài nổi bật như thế này, con tàu khó mà tránh khỏi sự chú ý. Những người có thể tận mắt chứng kiến tàu xuất bến chắc phải rất may mắn nhỉ !
Tàu Hoàng gia có lịch sử hoạt động trên 100 năm, và là tàu chạy bằng đầu máy hơi nước.
Ảnh https://www.pinterest.ru/pin/757027018583277110/
Ngày nay, Thiên hoàng không những sở hữu xe riêng mà có khi có cả chuyên cơ nữa. Thế nhưng ngày xưa việc sở hữu cả một đoàn tàu thế này cũng là rất “ngầu” rồi.
Nhân tiện, Hoàng tộc của Anh cũng sở hữu riêng một đoàn tàu, trông như thế này.
Ảnh https://toyokeizai.net/articles/-/176682?page=2
Thiết kế tương tự với tàu Hoàng gia của Nhật, với huy hiệu Hoàng tộc ở đầu tàu, đó là vì chịu trách nhiệm sản xuất phương tiện này là Hitachi – một thương hiệu của Nhật Bản. Thông qua việc lựa chọn thương hiệu Nhật để sản xuất phương tiện di chuyện cho Hoàng tộc của một cường quốc thời bấy giờ, bạn có thể tưởng tượng tầm phát triển của công nghệ đường sắt Nhật.
Thế nhưng để có thể vận hành đoàn tàu tráng lệ này cần khá nhiều nhân lực, đồng thời chi phí cao cũng là vấn đề cần giải quyết. Gần đây tần số sử dụng tàu Hoàng gia giảm rất nhiều. Thay vào đó Hoàng gia cũng sử dụng Shinkansen. Tất nhiên khi Thiên hoàng di chuyển, toàn bộ con tàu sẽ được đặt trước, nên không có chuyện được đi cùng tàu với Thiên hoàng rồi.
Tuy vấp phải nhiều tranh cãi liên quan đến chi phí, thế nhưng Thiên hoàng là bộ mặt của quốc gia, được nhận những ưu đãi này cũng là lẽ dĩ nhiên. Thêm nữa, cá nhân tôi với tư cách là người dân Nhật Bản cũng muốn được chứng kiến con tàu Hoàng tộc này xuất bến.
Kengo Abe