Ngôi Đền bán bùa hộ mệnh bảo vệ từng bộ phận cơ thể
Bùa hộ mệnh được bán ở nhiều ngôi Đền trên toàn nước Nhật, nhưng một ngôi Đền thuộc tỉnh Okayama ở phía Tây nước Nhật nổi tiếng với việc bán hơn 50 loại bùa bảo vệ từng bộ phận của cơ thể.
Những tấm bùa hộ mệnh độc đáo được bán tại Đền Nihon Daiichi Kumano là sáng kiến của vị trụ trì Mitsuyuki Sato 74 tuổi. Ông có tiền sử bệnh tim và gan.
Ảnh https://english.kyodonews.net
Trụ trì Mitsuyuki Sato cho biết: ”Chúng tôi có nhiều loại bùa cho từng bộ phận trên cơ thể, tôi hy vọng những chiếc bùa hộ mệnh mang lại cho mọi người nhiều sức khoẻ và bình an”.
Ngôi Đền bắt đầu bán các loại bùa hộ mệnh chuyên dụng vào khoảng năm 2007. Nhiều du khách đến Đền chủ yếu để cầu sức khoẻ. Ông Sato giới thiệu các loại bùa hộ mệnh dùng cho gan, tim, thận, lá lách,… với những người sùng bái đến Đền và cả nhân viên tại các cơ sở y tế.
Ảnh https://english.kyodonews.net
Trụ trì Sato nảy ra ý tưởng tạo ra bùa khớp thần kinh khi ông làm bài kiểm tra chứng mất trí nhớ và được nghe bác sĩ của mình chia sẻ rằng ”các khớp thần kinh kết nối các tế bào não”. Ông cho biết thêm những loại bùa hộ mệnh được ra mắt trong cùng năm 2019 trở nên phổ biến không chỉ với những người bị giảm sút trí nhớ, mà cả những người muốn tránh căn bệnh này. Ngoài ra cũng có các bậc cha mẹ đến xin bùa cho con cái họ trước kỳ thi, có lẽ cầu cho trẻ tăng cường trí nhớ để học hành tốt hơn.
Những chiếc bùa hộ mệnh cho các bộ phận cơ thể có giá khoảng 600 Yên mỗi chiếc.
Ảnh https://english.kyodonews.net
Kể từ cuối tháng 4, khi dịch COVID-19 bắt đầu gia tăng ở Nhật Bản, ngôi Đền đã tặng khoảng 20,000 bùa hộ mệnh bằng giấy cho người dân để xua tan đại dịch. Có kế hoạch vào tháng 1 năm sau, Đền Nihon Daiichi Kumano dự kiến đưa ra loại bùa hộ mệnh mới bảo vệ móng tay và bùa cho mức Cholesterol ổn định.
”Tôi hy vọng những người lo lắng về sức khoẻ của họ có thể bắt đầu năm mới với tâm trạng tích cực”, trụ trì Sato bày tỏ. Ông đặt mục tiêu tăng số lượng bùa hộ mệnh lên 108, bằng với số lượng trạng thái tâm lý được cho là gây ra đau khổ trong Phật giáo.
AD