Công nghệ làm ”vàng lá” mỏng 0,0001mm, tới mức có thể nhìn xuyên qua của nghệ nhân Nhật Bản
Một loại giấy đặc biệt là nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản xuất. Loại giấy này được làm từ sợi của cây ganpi, là một loại vật liệu có độ bền cao.
Đầu tiên, giấy ganpi cần trải qua các bước chuẩn bị kỹ lưỡng. Tấm giấy được ngâm trong hỗn hợp rơm, nước ép hoa quả, tro và trứng gà. Sau đó vàng sẽ được kẹp vào giữa những tờ giấy này rồi tán mỏng bằng búa. Mỏng tới mức ta có thể nhìn xuyên thấu qua những lá vàng.
Việc dùng giấy ganpi sẽ giúp quá trình tán mỏng những lá vàng được dàn đều, sáng bóng và không bị lồi lõm. Quy trình để làm ra những miếng vàng lá có độ mỏng 0,0001mm của các nghệ nhân Nhật Bản phải trải qua rất nhiều công đoạn, tỉ mỉ tuyệt đối và thể hiện kỹ năng chuyên môn của họ.
“Một lá vàng mỏng như vậy chỉ được sản xuất ở Nhật bản. Bí quyết nằm ở loại giấy độc đáo mà chúng tôi sử dụng”, nghệ nhân Kenichi Matsumura, một trong 40 chuyên gia tay nghề cao đang làm việc Kanazawa cho biết. Hơn 400 năm truyền thống làm vàng lá, nhiều trong số họ làm việc tại nhà máy Sakuda nổi tiếng, còn những người khác, họ theo truyền thống cổ xưa, làm việc trong các xưởng thuộc sở hữu của gia đình.
Nghề thủ công ở thành phố cổ Kanazawa, Nhật Bản vốn nổi tiếng với vàng lá. Kanazawa đã đáp ứng đến 99% sản lượng tiêu thụ vàng lá ở Nhật Bản.
Bảo tàng vàng lá Kanazawa Yasue được khánh thành vào năm 1971 bởi nghệ nhân địa phương Yasue Takaaki, người muốn truyền lại cho con cháu di sản văn hoá hàng thế kỷ của những người thợ thủ công trong vùng. Yasue đã thu thập gần 300 món đồ như tranh vẽ, đồ gốm sứ, tác phẩm điêu khắc, thậm chí cả sách cổ, hay đồ nội thất và trang phục để trưng bày.
Trong thành phố, có rất nhiều cửa hàng lưu niệm bày bán các mặt hàng dát vàng, bạn có thể tham gia 1 lớp học để dát vàng lên điện thoại của mình hoặc tạo hình xăm bằng vàng.
Nhu cầu với vàng lá trên toàn thế giới đang tăng lên hàng năm, gần đây các đầu bếp và chuyên gia thẩm mỹ trở thành nguồn tiêu thụ nhiều vàng dát mỏng nhất.
AD