Takashi Murakami – Nghệ sĩ “san bằng” hệ thống phân tầng trong mỹ thuật Nhật Bản

Takashi Murakami là một trong những nghệ sĩ hiện đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Năm 2008, anh được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time, là visual artist duy nhất lọt vào danh sách. Murakami hoạt động trên nhiều phương tiện truyền thông: hội họa, điêu khắc và nghệ thuật trình diễn, ngoài ra còn có thời trang, video ca nhạc và hoạt hình.

Anh sáng tạo ra thuật ngữ “Superflat” để mô tả phương pháp làm nghệ thuật của mình. Theo đó khái niệm này được xây dựng dựa trên di sản về hình ảnh phẳng, hai chiều có trong lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Bằng việc nhấn mạnh bề mặt và sử dụng các khối màu “phẳng” ấn tượng, khái niệm này khác biệt so với cách tiếp cận nghệ thuật từ phương Tây. Đồng thời cũng gắn bó mật thiết với văn hoá Manga, Anime của Nhật.

Ảnh Soho Contemporary Art 

Nhưng “Superflat” không chỉ là một phong cách nghệ thuật, Murakami cũng sử dụng nó để mô tả xã hội Nhật Bản thời hậu chiến. Theo định nghĩa của anh, sự khác biệt về tầng lớp xã hội và thị hiếu đã được “san phẳng”, đến mức mọi người không còn phân biệt giữa văn hóa “cao” và “thấp”.

”Superflat” trở thành một biểu tượng đồng thời cũng là một phương tiện để Murakami bán các tác phẩm nghệ thuật của mình. Anh cho biết “Người Nhật sẵn sàng kết hợp nghệ thuật và thương mại. Họ cũng rất ngạc nhiên với hệ thống phân cấp nghệ thuật cứng nhắc và đầy tự mãn của phương Tây. Tại các quốc gia phương Tây, có phần nguy hiểm nếu xoá nhoà ranh giới giữa hai lĩnh vực này vì có thể hứng gạch đá từ một số thành phần. Nhưng không sao cả, tôi luôn sẵn sàng để đấu tranh”.

Ảnh https://www.crfashionbook.com/mens/a32405824/takashi-murakami-art-superflat-louis-vuitton/

Nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật đương đại dường như là hai cực đối lập. Trong quá khứ, nghệ thuật và văn hóa là những khái niệm chỉ dành cho giới thượng lưu. Thương gia và nông dân không phải là những tầng lớp được mong đợi sẽ đánh giá cao và thưởng thức được nghệ thuật trà đạo hoặc kịch Noh. So với nghệ thuật thứ bậc truyền thống, ‘Superflat’ dân chủ hơn nhiều, cởi mở với tất cả mọi người.

Nhưng ý nghĩa đằng sau cái mà Murakami gọi là “sự trẻ hóa của văn hóa và tư duy Nhật Bản” là gì? Tại sao nền văn hóa ‘siêu cầu kỳ” của Nhật Bản lại mê mẩn tông màu Pastel hay phong cách Chibi? Từ khi nào mà mọi thứ trở nên thật Kawaii? Tại sao con người hiện đại luôn cố gắng để vui vẻ? Đó có phải chỉ là một phản ứng đối với chủ nghĩa hình thức, ảm đạm của các loại hình nghệ thuật truyền thống như Kabuki hay thư pháp? Có phải nó chỉ là một cuộc trốn chạy khỏi thế giới của “người lớn”, với đầy rẫy những quy tắc và sự cứng nhắc?

Ảnh https://famous.nl/product/i-know-not-i-know/

Năm 2005, Murakami đã tổ chức một cuộc triển lãm ở thành phố New York. Trong đó anh cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Ông đặt tên cho triển lãm là ‘Little Boy’, thể hiện mối liên hệ rõ ràng giữa chủ nghĩa tàn bạo liên quan đến quả bom nguyên tử mà người Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.

Ảnh https://www.culturedmag.com/takashi-murakami-2/

Theo suy nghĩ của anh, quả bom đảm bảo mối quan hệ sau chiến tranh của Nhật Bản với Hoa Kỳ là sự “phục tùng”. Nhật Bản không được phép xây dựng lại quân đội và trở nên phụ thuộc vào quân đội Mỹ trong việc phòng thủ. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tuân theo sự dẫn dắt của người Mỹ, và người dân Nhật Bản trở thành những kẻ bắt chước các chuẩn mực xã hội của Mỹ một cách phiến diện.

Điều này đã gây nên sự đứt đoạn, giữa quá khứ đầy tính nghiền ngẫm và đạo đức với hiện tại nhẹ nhàng, thoáng đãng, cũng là ý tưởng trung tâm của “Superflat”. Nghĩ mà xem, phụ nữ Nhật Bản trải qua nhiều thế kỷ cố gắng tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, còn đàn ông Nhật Bản hiện tại đang thất bại trong việc thích nghi với đời sống hậu vật chất. Bạn có thể thấy điều này trong văn hoá Otaku, khi các nhân vật tạo nên sự nhầm lẫn về giới tính, thể hiện nhiều mặt phản xã hội. Chính Takashi Murakami là người đã đưa văn hoá Otaku vào thế giới của nghệ thuật chính thống.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: