Xem các Samurai lừng lẫy nước Nhật khoe cá tính qua bộ giáp

Những Samurai hàng đầu Nhật Bản, đặc biệt vào thời kỳ xảy ra nhiều cuộc chiến nhất, gọi là 戦国武将 (Tướng lĩnh Chiến Quốc) mặc bộ giáp hào nhoáng hơn hẳn thuộc hạ.

Takeda Shingen

Ảnh https://www.touken-world.jp/tips/10803/

Ông mang mặt nạ màu đỏ, có sừng màu vàng và tóc trắng (dựa theo hình ảnh của gấu Bắc cực).

Quân đội của Takeda, gọi là Akazonae được xem là đội quân hùng mạnh nhất Nhật Bản trang bị vũ khí và đồng phục màu đỏ. Thông thường do quá nổi bật nên màu đỏ không được sử dụng làm đồng phục cho quân sĩ. Thế nhưng màu đỏ đã thúc đẩy tinh thần của các chiến sĩ trong đội quân của Takeda, đem lại hiệu quả không ngờ.

Với tiếng tăm của đội quân màu đỏ, chỉ cần kẻ địch nhìn thấy sắc đỏ từ xa là đã chân tay rụng rời. Đó cũng là một trong những lý do khiến đội quân này trăm trận trăm thắng.

Hideyoshi Toyotomi

Ảnh https://www.koitoku.com/SHOP/yu-5y10-toyoA-single.html

Được xem là thiên tài, vươn lên từ tầng lớp nông dân đến Samurai mạnh nhất của Nhật Bản. Ông đặc biệt thích thiết kế giáp phủ vàng. Tìm khắp nơi trên thế giới, khó có ai có được bộ giáp tráng lệ như Hideyoshi Toyotomi.

Nobunaga Oda

Ảnh https://store.shopping.yahoo.co.jp/versos/000000119931.html

Nhân vật này ôm ấp giấc mơ thống nhất nước Nhật, nhưng không may bị sát hại trước khi hoàn thành tâm nguyện. Nobunaga đặc biệt thích văn hoá phương Tây, do đó mà bộ giáp của ông giống với các Hiệp sĩ.

Thêm vào đó, một số Samurai nổi tiếng cũng thường dùng côn trùng trang trí mũ giáp như một cách khẳng định cá tính riêng.

Toshiie Maeda

Vị này đội một chiếc mũ giáp được trang trí hình Chuồn chuồn.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/107363/2

Loài côn trùng này mang ý nghĩa thắng lợi, ngoài ra do chỉ có thể tiến về phía trước nên Chuồn chuồn là biểu tượng của chiến thắng liên hoàn. Tuy nhiên còn có một câu chuyện hay về loài côn trùng này. Thiên hoàng Jimmu (Thiên hoàng đầu tiên của nước Nhật) có lần nhìn xuống toàn bộ nước Nhật từ đỉnh núi cao và nói “Đất nước này có hình dạng giống như Chuồn Chuồn đang giao phối”. Ngoài ra, Chuồn chuồn còn xuất hiện trong những văn tự cổ của Thiên hoàng Yuryaku như một biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/107363

 Một hôm nọ, khi Thiên hoàng Yuryaku đang ở trên núi thì bị con Ruồi ngựa (động vật nhỏ có vòi như Ong) đâm vào tay. Lúc đó có một con Chuồn chuồn bay tới và xơi con Ruồi kia. Nhớ lại câu chuyện này, Thiên hoàng Yuryaku đã đặt tên cho nước Nhật là Akitsushima (Đảo Chuồn chuồn).

(Có thể với con Chuồn chuồn đó chỉ là một cơ hội để kiếm ăn, thậm chí nó còn không biết mình đã được vinh danh như thế).

Chuồn chuồn cũng được rất nhiều Samurai yêu thích, hình ảnh của chúng trở thành hoạ tiết Kimono, hoặc trang trí áo giáp.

Thế nhưng không riêng gì Chuồn chuồn, cũng có rất nhiều côn trùng chỉ có thể tiến về phía trước, ví dụ như con Rết.

Ảnh https://sengoku-g.net/blog/2018/01/helmet.html/2

Tuy nhiên, có vẻ ngoại hình không được “thân thiện” nên con Rết không được ưa chuộng mấy.

Cuối cùng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số thiết kế mũ giáp kỳ quái.

Có phải vì thích ăn Củ cải quá nên là…

Mũ giáp phong cách Fairy Tale chăng?

Tôn Ngộ Không?

Theo mô típ mặt tượng Ashura

 

Các Samurai ngày xưa cũng vui tính nhỉ…

 

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: