Đi hết một năm của Nhật Bản với các biểu tượng cảm xúc

Thoắt đó mà đã cuối tháng 11, hết tháng 11 là đến tháng 12, hết tháng 12 là hết năm.

Năm 2020 ư, đúng là một năm ăn hại.

Chắc nhiều bạn đang ở trong tâm trạng như vậy nhỉ. Năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh, rất nhiều kế hoạch du lịch đã phải huỷ bỏ, nhiều bạn còn đứng trước nguy cơ mất việc, học sinh thì ăn Tết đến Hè vì nghỉ học quá nhiều.

Nhật Bản, quốc gia của những lễ hội cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch bệnh. Nặng nề nhất có lẽ là sự huỷ bỏ Thế vận hội Olympic 2020 đã được chuẩn bị từ rất lâu. Chưa kể rất nhiều lễ hội truyền thống cũng bị huỷ, hoãn, hoặc phải thu nhỏ quy mô.

Trong tâm thế hoài niệm về những lễ hội đã bị Virus Corona làm cho điêu đứng, hãy cùng ôn lại 1 năm lễ hội của Nhật bằng các biểu tượng cảm xúc đặc trưng nhé.

Ảnh https://www.beccatakanodesigns.com

Nhìn vào các biểu tượng cảm xúc, bạn có thể cảm nhận được không khí lễ hội không? Ngoài ra bạn có hiểu hết các giá trị văn hoá đằng sau không nhỉ?

Ngày 1/1: Năm mới

? = kadomatsu (đồ trang trí bằng thông và tre đặt thành từng cặp bên ngoài nhà để chào đón linh hồn tổ tiên)

? = áo và thắt lưng được mặc bởi các vận động viên trong cuộc đua Ekiden (chạy tiếp sức đường dài) nổi tiếng

? = hatsu hinode (bình minh đầu năm) – ngắm mặt trời mọc đầu tiên của năm mới là một sự kiện tốt lành

⛩️ = torii – cổng Đền Thần đạo

Ngày 14/1: Lễ trưởng thành

㊗️iwai (hay yuwai) có nghĩa là chúc mừng vì đã trở thành người lớn

? = Kimono – hay đúng hơn là Furisode nhỉ !

? = sơ mi và cà vạt (biểu tượng của người thành đạt

Ngày 3/2: Setsubun

? = fuku – Cỏ 4 lá không phải là biểu tượng của nước Nhật nhưng có thể sử dụng vào dịp này

? = oni – quỷ

Ngày 3/3: Tết con gái hay Lễ hội búp bê

? = hina ningyou – Búp bê trang trí đặc trưng vào ngày này

Từ đầu đến giữa tháng 4: Ngắm hoa Anh Đào

? = sakura (Hoa Anh Đào)

? = obento (Hộp cơm kiểu Nhật gồm cơm, cá hoặc thịt, rau và dưa chua kiểu Nhật, mang theo để vừa ăn vừa ngắm hoa)

? = sake (rượu gạo Nhật Bản)

Ngày 5/5: Tết thiếu nhi hay Tết con trai

? = koinobori (cờ cá chép sọc dưa; hình ảnh cá chép được sử dụng như biểu tượng của sức mạnh và lòng dũng cảm do đặc trưng bơi ngược dòng của loài, những đặc điểm mong muốn ở các bé trai)

Tháng 6: mùa mưa

? = taifuu (bão)

Ngày 7/7: Thất tịch

? = sasa kazari (gắn những mảnh giấy có ghi điều ước lên cây tre)

? = ama no gawa (dải ngân hà)

Tháng 8: Hội hè và lễ hội pháo hoa

?fuurin (chuông gió)

? = kakigoori (đá bào)

? = hanabi (pháo hoa)

Ngày 24/9: Trung thu

? = otsukimi (Trung thu)

Ngày 31/10: Halloween

? = obake (ma)

? = tengu (một sinh vật thần thoại Nhật Bản sống trên núi)

Ngày 3/11: Ngày văn hoá

? = Kanagawa-oki nami ura, (bức tranh khắc gỗ truyền thống “Sóng lừng” của Katsushika Hokusai)

? = shiro (Lâu đài truyền thống của Nhật).

Ngày 25/12: Giáng sinh

? = sho-to ke-ki (một loại bánh ngọt phổ biến ở Nhật)

? = furaido chikin (gà chiên, chủ yếu ám chỉ KFC, món ăn độc quyền vào Giáng sinh của người Nhật)

Mới đó mà chúng ta đã phải bỏ lỡ rất nhiều lễ hội, chỉ còn mỗi Giáng sinh thôi nhỉ !

Các bạn có kế hoạch gì cho Giáng sinh, để ngày lễ này không trôi qua một cách vô nghĩa như những ngày lễ khác chưa?

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: