Đến khi nằm xuống cũng không yên, câu chuyện về sự sụp đổ trong chế độ mộ phần ở Nhật

Ai rồi cũng phải chết, đó là quy luật tự nhiên. Nhiều người cho rằng cái chết là sự giải thoát, chết là hết, tuy nhiên ở Nhật, ngay cả cái chết cũng mang lại rất nhiều căng thẳng.

Nếu không phải chết bất đắc kỳ tử, trước khi chết, bạn cần phải nghĩ đến chuyện ai sẽ là người thừa kế tài sản, làm cách nào để hạn chế thuế thừa kế nhiều nhất có thể. Ngoài ra việc tổ chức tang lễ cũng gặp nhiều khó khăn.

Đầu tiên hãy xem qua bảng giá tổ chức tang lễ trung bình của thế giới.

Ảnh https://www.aeonlife.jp/knowledge/manner/detail/

Trong trường hợp Hoa Kỳ, tốn khoảng 7360 USD cho một tang lễ, quy đổi ra Yên Nhật khoảng tầm thấp hơn 800,000 Yên.

Ở Anh, chi phí trung bình £ 5,880, khoảng 860,000 Yên.

Thế còn ở Nhật? Được biết chi phí trung bình để tổ chức tang lễ là 1,9 đến 2,2 triệu Yên.

Điều làm nên sự chênh lệch khủng khiếp về giá là chế độ Kaimyo. Trong Phật giáo (ngoại trừ các giáo phái của Nhật Liên Tông), khi bước vào cửa Phật sẽ được hoá kiếp với một cái tên khác. Có nghĩa là khi qua đời, người chết sẽ được nhà sư đặt cho pháp danh mới. Tuy nhiên người thường không thể vào cửa Phật khi còn sống, nên họ chỉ có thể nhận pháp danh lúc đã qua đời. Câu chuyện nghe rất thú vị đúng không, tuy nhiên chi phí để nhận cái tên này từ 300,000 đến 500,000 Yên, không phải quá “chát” cho một cái tên sao?

Ảnh https://tomuraiman.com/kaimyoron/

Tôi không đánh giá chế độ đặt tên này là nên hay không nên, chỉ là cái giá bỏ ra quả thật không tương xứng.

Sở dĩ tồn tại chế độ này là vì nó phù hợp với lối sống cũ của người Nhật. Ngày xưa không có cơ quan hành chính địa phương chịu trách nhiệm chứng nhận giấy khai sinh hay giấy báo tử, Chùa là nơi ghi nhận về những đứa trẻ được sinh ra và những người mất đi. Tất cả những thông tin dân số được đăng ký tại Chùa địa phương, ngoài ra phần lớn người dân sống cả đời ở nơi mình sinh ra, do đó họ có mối quan hệ rất mật thiết với Chùa.

Chính vì vậy các nhà sư biết rất rõ về những người đã qua đời, do đó họ có thể đặt pháp danh hợp lý cho người chết. Ngoài ra Chùa cũng là nơi nhận tiền phúng điếu cho người chết.

Thế nhưng trong thời đại hiện nay, mối liên hệ giữa người và Chùa không còn được gắn kết như trước, nhà Chùa cũng không nhận phúng điếu nữa. Đó là lý do chi phí tổ chức tang lễ tăng lên. Tôi hiểu rằng nhà Chùa cũng cần kiếm tiền, nhưng đó là một vòng luẩn quẩn không hay.

Thêm vào đó xuất hiện vấn đề mới liên quan đến mộ phần. Người Nhật không xây mộ cá nhân mà xây theo kiểu gia đình, những người cùng chung dòng họ sẽ được chôn chung với nhau. Người còn sống chăm sóc phần mộ gia đình để tưởng nhớ về tổ tiên và người đã mất, tuy nhiên hiện tại chế độ này cũng đang trên đà sụp đổ.

Ảnh https://guide.e-ohaka.com/basic/basic/

Khi số lượng người rời quê nhà để lên thành phố lập nghiệp gia tăng, mối liên hệ thân thiết ruột thịt cũng yếu dần. Mỗi gia đình có xu hướng thành lập phần mộ riêng thay vì dùng chung mộ với tổ tiên, dẫn đến số lượng mộ tăng lên, đồng thời chi phí cũng đắt hơn.

Ở vùng Tokyo và lân cận, chi phí mộ là 3 triệu Yên, tính cả phí tổ chức tang lễ là 5 triệu Yên. Chưa kể các chi phí khám chữa bệnh khi còn sống, một người có thể phải để dành 10 triệu Yên để chuẩn bị cho cái chết của mình.

Nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển biến tiêu cực, do đó chi phí này là vượt khả năng của nhiều người. Ngày càng có nhiều nhà hoả táng người chết rồi lưu giữ hũ tro cốt tại gia để tối thiểu hoá phí hậu sự. Được biết có khoảng 4 triệu hũ tro cốt trên khắp các hộ gia đình ở Nhật.

Tất nhiên người còn sống cũng cảm thấy có lỗi với người đã mất, do đó mà rất nhiều dịch vụ mới ra đời để giải quyết vấn đề này.

Ánh https://www.zenyuseki.or.jp/knowledge/basic/noukotsudou.html

Đây là một dạng khoá để đựng tro cốt, đặt ở vị trí thuận tiện mà gia đình có thể đến thăm dễ dàng. Dịch vụ này khoảng 200,000 Yên, rẻ hơn nhiều so với mua phần mộ.

Tuy nhiên còn có ý tưởng mộ công cộng, có nghĩa là chôn chung nhiều người, không cần cùng huyết thống với nhau. Loại này tiết kiệm chi phí hơn, chỉ tốn 10,000 Yên.

Tất nhiên ai cũng muốn mộ phần được tươm tất, thế nhưng đây là chuyện chỉ có trong mơ với bối cảnh kinh tế Nhật Bản đi xuống hiện tại. Do đó ít nhất người còn sống cũng muốn người chết được tổ chức tang lễ đúng đắn tại mộ công cộng, thay vì cất giữ tro ở nhà.

Đây là câu chuyện của gia đình tôi. Mẹ tôi năm nay 77 tuổi. Từ nhà tôi nếu di chuyển bằng xe hơi đến phần mộ (nơi cha và bà tôi đang yên nghỉ) mất ít hơn 1 tiếng. Nếu đi bằng phương tiện công cộng như tàu hay xe buýt có khi phải mất hơn 3 tiếng, rất bất tiện.

Tất nhiên đi bằng xe hơi tiện hơn nhiều, thế nhưng trong trường hợp người cao tuổi như mẹ tôi, việc di chuyển bằng xe có thể khá nguy hiểm. Do đó tôi nghĩ đã đến lúc cân nhắc đến việc dời mộ.

Các bạn thấy đấy, thậm chí khi nằm xuống, người Nhật vẫn bị đồng tiền hành hạ. Tôi thắc mắc chuyện gì sẽ xảy ra cho chế độ mộ phần ở Nhật trong tương lai.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: