Tại sao Nhật Bản là thiên đường của những người phải ngồi xe lăn?
Có một số người do dị tật bẩm sinh, gặp tai nạn, hay do tuổi tác hoặc bệnh tật mà không thể đi lại được như người bình thường. Ai cũng có thể lâm vào tình cảnh éo le này.
Ảnh https://www.askul.co.jp/p/1465997/
Chỉ những người thực sự ngồi trên xe lăn mới hiểu cảm giác khó khăn ấy là như thế nào. Không chỉ cầu thang, trên đường phố có rất nhiều chướng ngại vật cản trở sự di chuyển của họ. Bởi lẽ không thể ra ngoài một mình, dần dần người khuyết tật sẽ tự nhốt mình trong nhà.
Khoảng 20, 30 năm về trước tại Nhật, cụm từ “Barrier Free” trở nên phổ biến, chỉ cách đối xử với người khuyết tật. Tokyo là một trong những thành phố có cơ sở hạ tầng hỗ trợ những người phải di chuyển bằng xe lăn.
1. Thang máy
Với người bình thường chỉ cần bước thẳng vào thang máy rồi quay mặt lại. Nhưng với những người sử dụng xe lăn, việc điều khiển xe vào trong thang máy với không gian hẹp, đặc biệt là những chiếc thang đông người, việc quay đầu xe lăn rất khó khăn.
Do đó mà nhiều thang máy ở Nhật có lắp đặt một chiếc gương như thế này.
Ảnh https://www.e-kagami.com/elv_awase.html
Gương này để những người dùng xe lăn có thể nhìn vào đó để điều khiển xe quay đầu thuận tiện hơn.
2. Xe hơi
Ảnh https://clicccar.com/2017/11/12/526880/
Ngày càng có nhiều mẫu xe thân thiện với người dùng xe lăn ra đời.
Họ có thể lên xe từ phía sau, và di chuyển lên thẳng ghế lái. Với những người không thể dùng chân, một số xe đã được cải tiến để có thể điều khiển chỉ sử dụng tay.
3. Tàu điện
Trong số các phương tiện giao thông, tôi cho rằng tàu điện chính là phương tiện thân thiện nhất với người ngồi xe lăn.
Đầu tiên là cầu thang. Nếu ở các ga tàu không thể lắp đặt thang máy do các vấn đề xây dựng, đây chính là giải pháp.
Ảnh http://www.shinkosangyo.co.jp/example/post-1.html
Với sự hỗ trợ của nhân viên, người ngồi xe lăn có thể dễ dàng di chuyển lên xuống cầu với chiếc thang di động chuyên dụng này.
Thêm nữa việc lên tàu cũng bất tiện.
Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí, người khuyết tật chỉ cần trả tiền vé tàu như người bình thường. Có thể thấy người Nhật luôn rất tỷ mỉ, chu đáo mà quan tâm đến người khác.
Ngoài ra Nhật Bản cũng nghiên cứu nhiều loại Robot, hình thức tự động hoá, tối ưu hoá tiện lợi cho người ngồi xe lăn.
Nhà vệ sinh ở ga cũng có phòng riêng, với kích thước rộng để người ngồi xe lăn có thể thoải mái sử dụng.
Ảnh https://www.jrhokkaido.co.jp/network/barrier/station_barrier.html
Tokyo không ngừng thay đổi, nhưng mục tiêu luôn hướng tới trở thành một thành phố nơi người khuyết tật không cảm thấy ngần ngại ra đường.
Chuyện bị khiếm khuyết một phần cơ thể không ai mong muốn, thế nhưng bất hạnh có thể xảy đến với bất kỳ ai. Do đó nhìn thành phố phát triển theo hướng như vậy, ai cũng cảm thấy an tâm và hạnh phúc hơn.
Kengo Abe