Giải thích câu nói “Trẻ tự kỷ không nói giọng Tsugaru (phương ngữ ở Aomori)”

Tự kỷ là một trong những căn bệnh tâm lý. Hiện tại chưa biết được nguyên nhân bệnh có phải do rối loạn chức năng của não không. Bệnh có những triệu chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, và được xem là một bệnh lý tâm thần khá phổ biến ngày nay.

Ở Nhật, bệnh tự kỷ vẫn chưa tìm được nguyên nhân, nhưng số lượng người mắc bệnh lại gia tăng nhanh chóng.

Ảnh https://www.smilenavigator.jp/asd/abc/03.html

Bệnh nhân tự kỷ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, do họ có xu hướng dùng những từ phức tạp dù không hiểu ý nghĩa, hoặc nói về những điều không liên quan đến câu chuyện mà chỉ muốn nói những gì bản thân quan tâm. Bệnh này thường mắc phải ở trẻ nhỏ.

Thế nhưng người Nhật đã tìm ra một điểm chung kỳ lạ giữa các bệnh nhân tự kỷ.

Trẻ tự kỷ không thể nói được giọng Tsugaru (phương ngữ Aomori).

Giọng Tsugaru được sử dụng chủ yếu ở tỉnh Aomori thuộc vùng Đông Bắc Nhật Bản. Đây cũng là giọng địa phương khá nặng mà người dân vùng khác gặp khó khăn trong việc nghe hiểu.

Tôi vẫn còn nhớ từng gọi một chú tài xế Taxi nói giọng Tsugaru, kết cục tôi và chú ấy không thể nói chuyện được với nhau.

Tuy nhiên do các chương trình TV và Radio sử dụng phát âm tiếng Nhật chuẩn nên dân địa phương cũng có nhiều người sửa đổi giọng nói theo hướng dễ nghe hơn.

Câu chuyện về Trẻ tự kỷ không thể nói được giọng Tsugaru bắt nguồn từ Aomori. Cũng phải thôi, bởi nếu trẻ từ vùng khác thì dù không tự kỷ cũng đâu có nói giọng Tsugaru.

Nghe có vẻ vô lý nhỉ, nhưng đây là chuyện có thật, nếu được nghe giải thích sẽ cảm thấy vô cùng hợp lý. Nguyên nhân nằm ở TV và trò chơi điện tử.

Ảnh https://president.jp/articles/-/39116?page=3

Giọng địa phương được hình thành và lưu truyền nhờ con cái bắt chước giọng nói của cha mẹ và những người xung quanh. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ tự kỷ chỉ thích chơi Game và xem TV, thứ ngôn ngữ chúng được nghe nhiều nhất chính là ngôn ngữ cài đặt (thường là giọng Nhật chuẩn). Đó là lý do trẻ tự kỷ không nói giọng địa phương.

Thêm nữa ngôn ngữ trong Game và Anime cũng không phải là ngôn ngữ thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày mà đã được cường điệu tuỳ thuộc vào tính cách nhân vật.

Tôi không cho rằng TV, Game hay Anime là xấu, nhưng có một quy tắc, cái gì quá nhiều đều không tốt. Trong thời đại công nghệ ngày nay, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý không để con em nghiện thiết bị điện tử và dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với con cái nhé.

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: