Suy nghĩ của một người Nhật về tình trạng tội phạm người Việt ở Nhật – Lỗi không chỉ ở người Việt

Từ trước đến nay, những vụ án do tội phạm nước ngoài gây ra ở Nhật đa số là do người Trung Quốc hoặc Hàn Quốc thực hiện. Tuy nhiên dạo gần đây, số tội phạm là người Việt tăng nhanh.

Người Việt Nam đa số tham gia các vụ trộm cắp ở cửa hàng, nông sản, gia súc,… khác với các tội phạm Hàn Quốc và Trung Quốc liên quan đến giết người hoặc hành hung.

Tuy nhiên, thực tại hiện nay số lượng tội phạm người Việt ngày càng tăng, với quy mô và thiệt hại trầm trọng hơn, do đó tất nhiên Chính phủ Nhật không thể bỏ qua.
Tôi cho rằng nhiều bạn đọc những bản tin này hằng ngày, thế nhưng lỗi không nằm hoàn toàn ở người Việt.

Đa phần người Việt sang Nhật theo chế độ đào tạo kỹ năng, tuy nhiên hệ thống này có một lỗ hỏng. Với lỗ hỏng này, vấn đề không chỉ nằm ở người Việt, mà người Nhật cũng có trách nhiệm.

Tôi đã nghe một người đàn ông Việt Nam 28 tuổi, từng đến Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ thuật, nhưng do gặp sự cố tại địa điểm đào tạo nên chuyển tới nương nhờ nhà Chùa nói thế này.

Các địa điểm đào tạo chỉ toàn người xấu…

Nước mắt lưng tròng, anh ta kể về trải nghiệm của mình ở Nhật Bản.

Anh ấy vay khoảng 800,000 Yên và đến Nhật vào tháng 10 năm 2016. Anh bắt đầu khoá đào tạo tạo tại một công ty xây dựng nhà vinyl dùng trong nông nghiệp ở tỉnh Kumamoto.

Nơi ở họ cấp cho anh là một container. Ba người sống trong chiếc container chật hẹp. Nhà tắm là lều phủ vinyl dựng ở ngoài trời. Mùa đông, gió thổi lọt qua các khe hở lạnh cóng.

Mỗi tháng, những người này chỉ được nghỉ 4 ngày. Mức lương tháng là 90,000 đến 100,000 Yên, trong đó thực nhận chỉ có 70,000 Yên vì họ phải trả 20,000 Yên chi phí nhà ở.
Đồng nghiệp nói chuyện bằng phương ngữ rất khó nghe, khi hỏi lại thì bị ném cho ánh nhìn chán ghét.
Dù đã báo cáo với cấp trên để cải thiện tình trạng làm việc cũng không có ai hồi đáp.

Khoảng 1 năm sau khi làm việc ở Nhật, cấp trên đột nhiên thông báo:

Tháng sau mời anh về nước.

Tất nhiên vì chưa thể trả xong khoản nợ trước đó, anh này không thể quay về nên đã nhờ một người bạn ở Tochigi giúp đỡ để chạy trốn.

Anh tiếp tục tìm việc làm tạm thời thông qua cộng đồng mạng ở tỉnh Tochigi, thế nhưng cộng đồng này yêu cầu phí giới thiệu nên anh đã vay trước tiền lương của bạn để trả.

Lặp đi lặp lại quá trình tìm việc tốn kém này, may mắn anh có một công việc hàn và chuyển sang sống ở Saitama. Thế nhưng tại đây, khi đi trên đường, anh bị một cảnh sát chất vấn.
Nghi ngờ cư trú bất hợp pháp, anh bị bắt về đồn.
Sau đó anh được tạm tha với một số điều kiện nhất định. Anh chuyển tới một ngôi Chùa cho người Việt Nam tên là Daion và chờ quyết định chuyến bay để về nước.

Tôi đã đi qua Tochigi, Saitama và dừng chân tại ngôi Chùa này, may mắn gặp được người Nhật tốt bụng. Lần đầu tiên trong những tháng ngày đau khổ, tôi tìm được niềm vui tại nước Nhật.

Anh nói…

Quả nhiên có rất nhiều câu chuyện của thực tập sinh kỹ thuật gặp vấn đề với cơ sở đào tạo. Cả cơ quan chịu trách nhiệm cử người Việt Nam và công đoàn Nhật Bản, kể cả tổ chức hỗ trợ giúp đỡ người nước ngoài trong những tình huống khó khăn, đều không làm đúng trách nhiệm.
Bạn có thể thấy cách duy nhất là bỏ trốn, thế nhưng sao lại chọn phạm tội?

Tất nhiên cũng tồn tại những công ty và nghiệp đoàn làm đúng chức trách đối với thực tập sinh kỹ năng, tuy nhiên bên cạnh đó không tránh khỏi những nhà cung cấp độc hại.
Do đó, những ai đang có ý định sang Nhật theo diện này, vui lòng xem xét thật kỹ.

Hãy tìm một người Việt Nam đi trước mà bạn tin tưởng để hỏi kinh nghiệm, hoặc khảo sát thông tin trên Internet. Ngoài ra người phỏng vấn bạn có thực sự đáng tin cậy, đối chiếu và đánh giá với thái độ của công ty đã cử bạn sang Nhật.

Đó là cuộc sống của bạn, do đó đừng quyết định quá nhanh. Bản thân tôi là người Nhật cũng có mong muốn khôi phục hệ thống đào tạo kỹ năng một cách lành mạnh như nó nên có.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: