Làm thế nào để Samurai không tự sát theo chủ nhân?
Samurai luôn tin tưởng vào một người và cho phép họ sử dụng bản thân. Người đó có thể là Lãnh chúa hoặc Thiên hoàng.
Khi người này qua đời, Samurai sẽ thực hiện tuẫn tiết, có nghĩa là tự sát theo.
Sở dĩ có hành động này là để tiếp tục phục vụ chủ nhân ở thế giới sau khi chết.
Ảnh https://intojapanwaraku.com/culture/121871/
Thế nhưng nếu một người tài giỏi qua đời, một người tài giỏi khác lại tự sát theo, chẳng phải nhân tài của quốc gia sẽ hao mòn dần sao?
Do đó cái chết trung thành này thực chất là vấn đề nan giải với quốc gia Nhật Bản.
Vậy có cách nào để ngăn chặn truyền thống này không?
Có một câu chuyện như sau.
Phiên Shimazu, là phiên cai trị vùng phía Nam Kyushu trong một thời gian dài theo kiểu truyền từ đời này sang đời khác.
Vào năm 1619, Yoshihiro Shimazu là lãnh chúa của phiên, khi đó ngoài 85 tuổi. Ông được biết đến là một trong những lãnh đạo mạnh nhất, và lâu đời nhất của phiên Shimazu, đồng thời nhận được niềm tin và lòng trung thành từ thuộc hạ.
Là một người quan tâm đến thuộc hạ, ông nghiêm cấm hành động tuẫn tiết.
Trong trường hợp có người tuẫn tiết, địa vị và cả tiền tài của người này sẽ bị tước. Ý của vị lãnh chúa là nếu nghĩ cho gia đình thì không nên tuẫn tiết.
Tuy nhiên kết quả lại không như mong đợi, vẫn có 13 Samurai quyết định tự sát theo chủ công.
Có nghĩa là dù cấm cản thì cũng không thể ngăn được hành vi này, hoặc thuộc hạ của ông đặt lòng trung thành lên trên tiền tài địa vị và cả sự quan tâm đến gia đình.
Tuy nhiên cũng có trường hợp cấm thành công, đó là trường hợp của Kuroda Kanbe.
Ông là người đã để lại những lời như thế này với các Samurai dưới trướng của mình.
“Ta thực sự cảm thấy trên thế gian này, việc chết vì chủ nhân là hành động vô cùng nhàm chán.
Cho dù có mổ bụng tự sát cũng đâu có nghĩa rằng nhà ngươi sẽ được lên Thiên đàng hay xuống Địa ngục chung với ta.
Ta muốn để lại thật nhiều Samurai tài giỏi cho hậu thế, ta muốn trao vị trí của mình cho những người con mà ta trân trọng.
Chính vì vậy ta tuyệt đối nghiêm cấm hành vi tuẫn tiết”.
Tuy nhiên do điều này không đảm bảo 100% rằng toàn bộ thuộc hạ của ông sẽ không tuẫn tiết, Kanbe quyết định cái giá cuối cùng là sẽ tự mình đánh mất trái tim của thuộc hạ.
Sự hy sinh phải thể hiện sự tôn trọng với bản thân.
Kanbe vẫn luôn nổi tiếng là một người dịu dàng và rất được yêu quý đến tận ngày nay.
Đương nhiên ông cũng biết niềm tin của cấp dưới với mình là rất mạnh mẽ, nếu cứ để yên dĩ nhiên sẽ có người tuẫn tiết vì mình.
Nếu đã như thế, chi bằng chủ động phá vỡ sự kính trọng đó. Có vẻ như người này đã mắng mỏ thuộc hạ của mình rất nặng lời trước khi qua đời khoảng 30 ngày. Không có tài liệu nào chứng thực cho hành động này, tuy nhiên theo trích dẫn từ lời người con trai là Nagamasa, anh nói “Cuối cùng thì cha tôi cũng phát điên…”.
Ban đầu Nagamasa không hiểu ý định của cha mình nên vô cùng tức giận, nhưng sau đó người cha đã bí mật tiết lộ “Ta giả điên để có thể duy trì thế hệ sau”.
Kuroda Kanbe đã chứng minh bản thân không chỉ là một nhà quân sự thiên tài, mà còn là một nhà tâm lý lỗi lạc. Kết quả thuộc hạ của ông không có ai tự sát.
Qua đó cũng có thể thấy không phải được tôn trọng đã là hạnh phúc. Nhưng tôi thực sự hâm mộ tinh thần của Kuroda Kanbe, có thể biến mình thành kẻ ngốc, để bản thân bị người khác ghét bỏ để bảo vệ họ.
Kengo Abe