Khả năng nhà cửa và cao ốc ở Nhật sập do động đất là bao nhiêu?

Tôi cho rằng có nhiều người e ngại việc sống ở Nhật vì đây là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất. Bản thân tôi cũng từng bị ảnh hưởng bởi trận thảm hoạ kép động đất – sóng thần ở vùng Tohoku năm 2011, khi ấy tôi ở tỉnh Chiba.

Ngay cả người Nhật đã có kinh nghiệm đối phó với động đất cũng khó mà vững vàng trước những chấn động mạnh và liên tục của trận động đất lớn.

Tuy nhiên những toà nhà ở Nhật có kết cấu vững chắc, khó sụp đổ ngay cả với những trận động đất mạnh. Có rất nhiều thiệt hại về người trong thiên tai, nhưng đa phần nguyên nhân là bởi sóng thần chứ không phải do động đất. Vụ việc phóng xạ hạt nhân ở Fukushima cũng gây ra sóng thần.

Chính bởi thường xuyên đương đầu với động đất mà người Nhật nghiên cứu rất kỹ về nguyên nhân gây sập công trình khi động đất xảy ra, đồng thời đưa ra các biện pháp đối phó và quy định trong pháp luật.

Khi xây dựng các toà nhà ở Nhật cần phải tuân theo một quy chuẩn để có thể trụ vững trước những cơn chấn động do động đất gây ra.

Ảnh http://www.asahi.com/special/10005/TKY201201250792.html

Điều này không chỉ đúng với các toà nhà, mà còn với nhà dân. Các công trình kiến ​​trúc của Nhật Bản không được đặt trực tiếp trên mặt đất mà được xây dựng trên những phiến đá gọi là nền móng.

Ảnh https://service.e-house.co.jp/advice/09.html

Các kiến trúc sư cho biết thêm rằng phần dưới ngôi nhà sẽ có một khoảng trống để thoát hơi ẩm, đồng thời các ngôi nhà biệt lập của Nhật Bản được trang bị cơ chế ngăn sự rung chuyển của mặt đất truyền trực tiếp vào ngôi nhà trong trường hợp động đất.

Một số người nghĩ rằng bê tông cứng hơn và tốt hơn khi động đất xảy ra, nhưng sự thật thì ngược lại. Những vật liệu bằng gỗ dễ dàng hấp thụ chấn động của động đất hơn. Chúng linh hoạt hơn khi chịu tác động lực từ những đợt rung lắc, trong khi đó bê tông sẽ bị vỡ ra.

Vì lý do này, nhà ở và tòa nhà bằng bê tông được tạo thành bằng cách thêm cao su vào một số bộ phận để tăng khả năng hấp thụ lực.

Cũng phải nói thêm rằng các biện pháp đối phó với động đất của Nhật Bản đã được thực hiện từ thời cổ đại, và chùa Todai ở Nara, tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất, đã vững vàng trước nhiều trận động đất dữ dội trong 800 năm.

Ảnh https://atm-koumuten.jp/narakenchiku/todaijiminamidaimon/

Chùa cao hơn một tòa nhà cỡ nhỏ, được chống đỡ bởi 18 cây cột cao 25m. Ngoài ra Chùa nằm ở vị trí địa lý thường xảy ra động đất. Có thể thấy suy nghĩ của người Nhật về biện pháp chống động đất tuyệt vời như thế nào ngay cả ở thời cổ đại.

Cho đến hiện tại, việc nhà cửa ở Nhật bị sập do động đất rất hiếm xảy ra. Nhưng không đồng nghĩa với việc động đất không đáng sợ. Dù khả năng sập công trình có bằng 0, thiệt hại do sóng thần gây ra vô cùng khủng khiếp.

Nước Nhật vẫn đang tiếp tục các nghiên cứu để hạn chế tối đa thiệt hại của thiên tai. Do đó tôi hy vọng mọi người có thể tận hưởng khoảng thời gian ở Nhật mà không cần e ngại về vấn đề này.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: