Một ngày của những cô gái thành Edo – Khổ đến vậy chỉ vì một tấm chồng

Thời kỳ Edo là thời đại thịnh vượng của các Samurai. Bạn đã từng tưởng tượng về cuộc sống của những con người vào thời đó chưa nhỉ?

Trong thời Edo, nam giới được nhận giáo dục tri thức và rèn luyện võ thuật từ bé, họ được kỳ vọng gánh vác các vấn đề to lớn của gia đình và quốc gia.

Thế còn nữ giới?
Nếu trở thành mẹ, cô gái sẽ vô cùng bận rộn quán xuyến chuyện gia đình và chăm sóc con cái. Tuy nhiên không có nhiều tài liệu về cuộc sống cụ thể của những cô gái vào thời này.

Thực tế, nữ giới cũng vất vả chẳng kém nam giới.

Để minh hoạ điều này, tôi xin phép lạc đề một chút để bàn về giáo dục tiểu học của Nhật Bản hiện nay. Chương trình học của bọn trẻ rất nặng. Chúng không chỉ học kiến thức, mà học cả cách sống. Bên cạnh đó trẻ cũng được dạy phải biết cạnh tranh, nhìn bạn bè xung quanh cố gắng, nghĩ đến tương lai của chính mình để không ngừng vươn lên. Mỗi đứa trẻ phải tìm cho mình một động lực, để sau khi từ trường về nhà vẫn tự giác học tập.

Thế nhưng phụ nữ thời Edo lại còn vất vả hơn thế.

Ảnh https://intojapanwaraku.com/culture/132828/

Đây là mô tả một ngày của cô gái thành Edo trong tiểu thuyết.

Thức dậy từ sáng sớm, đi tới Terakoya để học. Terakoya cũng là một dạng trường học, nếu so với thời hiện đại tương tự như trường bổ túc.
Sau đó, cô ấy sẽ tham gia lớp học Shamisen.
Phải hoàn thành 2 khoá học mới được về nhà ăn sáng.
Tiếp theo ngay lập tức sẽ lại đến Terakoya để học múa.

Đến 2 giờ chiều, cô gái quay về nhà để ăn nhẹ, tắm rửa sạch sẽ rồi lại tiếp tục lớp học đàn Koto.
Kết thúc một ngày, cô sẽ phải ôn lại tất cả các bài học, từ lớp học bổ túc, học múa, đàn Shamisen và Koto để chuẩn bị cho buổi học hôm sau.

Lịch trình này có thể chỉ đúng với những tiểu thư con nhà có điều kiện. Thế nhưng những cô gái đến từ các gia đình bình thường vẫn phải có kiến thức văn hoá cơ bản, học nữ công gia chánh.
Sao phải vất vả vậy? Mục đích để tìm kiếm một tấm chồng.

Theo quan niệm của người Nhật xưa, nếu không học lễ nghĩa sẽ không thể được làm dâu nhà tốt. Do đó các cô gái thời Edo mặc định hạnh phúc tương đương với được gả cho một gia đình ưu tú.

Mục đích của những gia đình thương gia hoặc nông dân có con gái đều là gả con cho một Samurai.

Cũng tương tự với ngày nay, nhiều cô gái Nhật ước ao được gả cho những người đàn ông thành đạt, giàu có để không phải chịu khổ. Tư tưởng này có thể được tiếp nối từ thời Edo.

Thế nhưng để được như vậy, không phải họ cũng đã chịu khổ rất nhiều để khiến bản thân trở nên hoàn hảo hơn sao.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: