Tại sao con rối Karakuri của Nhật khi bắn 4 mũi tên luôn trật 1 mũi?
Trên khắp thế gian có vô vàn những thiên tài đã phát minh ra rất nhiều điều thú vị. Nhắc đến nhà phát minh lỗi lạc mọi thời đại, nhiều người nhớ đến Edison cùng sự ra đời của bóng đèn.
Nhưng ở Nhật, chắc chắn không thể bỏ qua Tanaka Hisashige, cha đẻ của nghệ thuật rối Karakuri Goemon.
Đây cũng là người đã tạo ra con rối Karakuri, nhưng trước đó hãy cùng xem con rối Karakuri là gì nhé.
Trong thời đại Karakuri ra đời, pin chưa phổ biến do đó chúng hoạt động dựa vào mô tơ Zenmai.
Cùng tìm hiểu xem người này đã tạo nên con rối như thế nào qua đoạn Video dưới đây.
Việc con rối có thể viết chữ đã rất tuyệt vời rồi, nhưng nếu quan sát kỹ có thể thấy ánh mắt của rối cũng di chuyển theo đầu cọ.
Bạn có tin đây là kỹ thuật đã có từ cách đây khoảng 200 năm? Thật tuyệt vời đúng không !
Không chỉ có con rối Karakuri, đồng hồ vạn niên Mannendokei cũng được cho là kiệt tác của người này.
Được xem là chiếc đồng hồ cơ học tốt nhất thế giới, chỉ cần lắp động cơ Zenmai và nó có thể hoạt động liên tục trong vòng 1 năm.
Đồng hồ này đồng thời mô phỏng chuyển động của mặt trời và mặt trăng nhìn từ Kyoto thuộc Trái đất. Đó là một chiếc đồng hồ hoạt động kết hợp 6 đồng hồ đại diện cho thời gian và mùa. Được biết ngay cả công nghệ hiện đại cũng không thể làm được điều tương tự.
Thế nhưng một con người tài năng như vậy liệu có lúc phạm sai lầm không?
Nếu quan sát con rối Karakuri bắn cung, bạn có thể thấy nó bắn 4 mũi tên nhưng luôn bắn trật một mũi. Thật ra đây không phải là sai lầm của người chế tác mà là cố ý.
Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/133622
Hãy xem cách thức nó hoạt động trong Video bên dưới.
Theo cơ chế này, mặc dù có thể khiến cho tỷ lệ trúng đích là 100%, nó vẫn được thiết kế với 1/4 khả năng thất bại.
Sự phức tạp của cơ chế là không chừng, bởi lẽ bạn không thể dự đoán được con rối sẽ thất bại ở lần bắn nào.
Nguyên do có cơ chế thất bại 1 lần là bởi nhà phát minh cho rằng chính nhờ có những lần không trúng đích mới cảm nhận được niềm vui khi bắn trúng đích.
Có thể truyền tải triết lý cuộc sống như vậy trong một phát minh khoa học tuyệt vời, Hisashige Tanaka quả nhiên là một bậc thánh nhân.
Kengo Abe