Ando Tadao – Kiến trúc sư chuyên cho ra đời những thiết kế…”bất tiện”
Tadao Ando là một kiến trúc sư người Nhật nổi tiếng thế giới.
Ảnh https://news.yahoo.co.jp/feature/1807
Ông cũng nổi tiếng với câu nói:
Làm người cũng cần phải biết bỏ cuộc
Câu nói này khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi lẽ nó đi ngược với quan niệm cố gắng hết sức, không bao giờ bỏ cuộc.
Chẳng ai có thể tin rằng lời này được thốt ra từ một danh nhân của thế giới.
Thế nhưng có một bí ẩn trong cuộc đời của Ando khiến ông rút ra điều này.
Ando từng là võ sĩ chuyên nghiệp vào năm 17 tuổi trước khi trở thành kiến trúc sư. Thế nhưng anh dẹp bỏ ước mơ nơi võ đường để đi theo con đường mới.
Cuộc đời của Ando, không có nền tảng học vấn, xã hội hay tài năng thiên phú, chỉ toàn khó khăn thử thách. Để có thể tồn tại chẳng còn cách nào khác ngoài nỗ lực sống hết mình.
Ando ở tuổi 79 đã ngộ ra rằng đôi khi phải chấp nhận bỏ cuộc.
Dù đã từng bị cắt bỏ 5 cơ quan nội tạng do ung thư nhưng anh vẫn làm việc đến tận bây giờ. Anh cho rằng việc không có nội tạng là một điều tốt.
Một người Trung Quốc đã tin tưởng giao công việc cho tôi. Khi được hỏi lý do, người này cho biết tôi là kiến trúc sư duy nhất có thể làm việc tốt như vậy dù không có ngũ tạng. Vì vậy tôi cho rằng đó là một điều tốt.
Căn bệnh hiểm nghèo vẫn không ngừng đeo bám, Ando phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và tập luyện. Trong bữa ăn anh phải nhai kỹ 1 lần 40 phút. Kể cả trời đổ mưa, Ando phải đi bộ 10,000 bước mỗi ngày.
Anh đến các phòng tập thể dục vào buổi tối, vận động đổ mồ hôi trong 45 phút. Thế nhưng Ando vẫn tin rằng mình khoẻ mạnh hơn thời còn có đủ nội tạng.
Sinh năm 1941 ở Osaka, Ando lớn lên vào thời hậu chiến khó khăn. Anh từng quan sát những người thợ thủ công làm đồ gỗ và đồ sắt. Năm 14 tuổi, Ando cảm động trước vẻ đẹp của những người thợ mộc khi những người này làm việc không mệt mỏi để sửa sang nhà cửa cho anh.
Mang ước mơ trở thành thợ mộc khi là học sinh trung học, cuộc đời của Ando lại bén duyên với Quyền anh.
Trong thời gian ngắn ngủi, anh đã vượt qua vòng đấu chuyên nghiệp.
Lương trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp khi đó là 10,000 Yên, với mỗi trận đấu thắng, Ando sẽ được trả 4000 Yên.
Thế nhưng với Ando, môn Quyền anh chỉ là “niềm vui khi đánh nhau cũng có thể kiếm tiền”.
Đó cũng là lý do khi chứng kiến buổi tập của một người tầm cỡ vô địch thế giới, Ando nhận ra mình sẽ không bao giờ làm được như vậy và từ bỏ nghiệp võ sĩ.
“Cố gắng hết sức đương nhiên quan trọng
Nhưng việc có thể buông bỏ cũng quan trọng không kém”.
Đó là điều mà Ando đã rút ra khi mới là một thiếu niên.
Sau đó Ando quyết định theo con đường kiến trúc, nhưng anh quyết định tự học chứ không theo học trường lớp để không tạo gánh nặng cho gia đình.
Bạn Ando nói rằng sẽ vào khoa Kiến trúc của Đại học Kyoto, do đó anh trả tiền cho người bạn này để nhờ mua một bộ sách giáo khoa.
Lúc đầu Ando không thể hiểu nổi một chữ trong sách. Đó là vì từ trước đến giờ Ando chưa bao giờ chịu học, thời còn ngồi ở ghế nhà trường, anh lúc nào cũng xếp hạng chót.
Thế nhiên lần này Ando thực sự nghiêm túc. Anh tiếp tục đọc sách, kể cả khi làm thêm.
Cuối cùng Ando cũng có thể hiểu hết về cơ bản vẽ và thiết kế đồ hoạ.
Năm 22 tuổi, Ando đi thăm các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Nhật Bản, đến năm 1965, chỉ sau đó một năm, anh dùng số tiền dành dụm được để đi du lịch nước ngoài.
Ando lên tàu đến Moscow, du lịch từ Phần Lan vòng quanh châu Âu, sau đó về lại Ấn Độ rồi đến châu Phi.
Tôi không bao giờ quên bầu trời đêm ở Ấn Độ. Nó đẹp như thể những vì tinh tú sắp rơi xuống. Trái đất này thật to lớn, ấy vậy mà chỉ có một.
Ando cho rằng chỉ xem ảnh hay Video không thể hiểu được hết mà phải đích thân trải nghiệm. Anh tham lam lưu giữ mọi cảnh đẹp trên thế giới vào tâm trí mình.
Sumiyoshi Nagaya là công trình kiến trúc làm nên tên tuổi của Ando.
Ảnh https://webdesignmagazine.net/tadao-ando/
Hiện tại phần còn lại của công trình đều do Ando thiết kế. Ban đầu chỉ có phần trung tâm công trình được tái tạo với 3 căn liên tiếp nhau. Chọn ra phần trung tâm làm công trình gỗ để xây dựng bằng bê tông. Ngoài ra Ando còn thiết kế một khu vườn ở giữa toà nhà. Kiểu vườn không mái che này là ý tưởng khá điên rồ, bởi lẽ bạn cần phải dùng ô mới có thể đi từ phòng ngủ đến nhà bếp.
Tôi thiết kế phần trung tâm hoàn toàn tự nhiên. Dù đem lại cảm giác thoải mái nhưng cảm nhận nóng và lạnh rất rõ ràng, mùa mưa cũng khá vất vả đấy. Thật bất tiện đúng không, còn tuỳ thuộc người chủ dễ sống hay khó sống. Thế nhưng thực tế người đã mua căn nhà này sống ở đó 45 năm rồi. Từ sân trung tâm có thể nhìn ngắm bầu trời, không phải tuyệt vời lắm sao !
Hầu hết các kiến trúc của Ando đều bị đánh giá là bất tiện và khó sử dụng. Thế nhưng không thể nói bất tiện là xấu được.
Bản thân Ando sống trong một căn hộ tiện nghi, nhưng ông nhận xét:
Căn hộ của tôi rất tiện lợi, thế nhưng trong tâm trí tôi chẳng đọng lại gì về nơi ở của mình. Các căn kiểu 3LDK ở Tokyo hay Osaka đều giống hệt nhau.
***Nhà 3LDK nghĩa là có 3 phòng ngủ (phòng riêng) và một phòng chung LDK là phòng có chức năng phòng khách (Living room), phòng ăn (Dining room) và bếp (Kitchen).
Sau công trình Sumiyoshi Nagaya, Ando giành được một số giải thưởng kiến trúc. Ngoài ra ông còn thiết kế một số công trình khác như:
Thư viện Nakanoshima. Thư viện này nằm ở Osaka, địa điểm do địa phương chuẩn bị nhưng Ando chi trả toàn bộ chi phí xây dựng. Sách trong thư viện được xếp rất cao do đó vô cùng bất tiện nếu muốn lấy cuốn sách ở trên cùng. Thế nhưng vượt trên cả sự bất tiện là cảm giác choáng ngợp với không gian tưởng như vô cùng ở đây.
Bảo tàng nghệ thuật đương đại Fort Worth, Hoa Kỳ
Bảo tàng ngầm nơi các tòa nhà được kết nối dưới lòng đất
Như đã đề cập ở trên, tất cả các công trình trên đều có điểm chung là bất tiện, nhưng luôn để lại ấn tượng mạnh mẽ.
Cuộc sống này đừng chỉ đánh cược vào một con đường. Chắn chắn còn rất nhiều điều thú vị nêú bạn không quên nhìn xung quanh và đảo mắt khắp xã hội. Hãy tìm cho mình càng nhiều cơ hội càng tốt.
Đó là triết lý sống của kiến trúc sư Ando, một người luôn không ngừng đấu tranh.
Ando cũng nói rằng “Đồng tiền là vô dụng”, quả nhiên người này kiếm được rất nhiều tiền, nhưng khi chết đi cũng đâu mang đống tiền đó theo được.
Ando cho biết dù có 100 tuổi, ông vẫn muốn được chạy như thuở thanh xuân. Ông đã sử dụng sự tò mò và sức mạnh theo đuổi kiến thức để làm động lực tinh thần cho mình.
Qua đó có thể thấy tuổi tác không phải vấn đề mà là bạn có đủ sức mạnh tinh thần để theo đuổi mục tiêu đặt ra.
Kengo Abe Abe