Lối nói chuyện “hình thức, màu mè hoa lá hẹ” của người Nhật

Có phải người Nhật bình thường chẳng nói chẳng rằng, cứ mở miệng ra là thảo mai, hình thức?

Người Nhật thường xuyên bị nhận xét là khó hiểu, và không trực tiếp nói những điều tiêu cực, do đó còn bị gắn mác thảo mai.
Theo quan niệm người Nhật, khi đối nhân xử thế, việc nói lời khách sáo, từ chối lòng vòng, không trực diện là một nguyên tắc xã giao.
Ví dụ vào ngày Valentine, rất bình thường nếu chỉ tặng Socola cho người mình thích. Nhưng ở Nhật còn có văn hoá tặng Socola cho tất cả đàn ông trong công ty, dù thích hay không thích người đó. Đó cũng là một nguyên tắc xã giao.

À, thế ra xã giao = nói dối phải không nhỉ?
Đúng vậy, xã giao kiểu Nhật chính là nói dối. Thế nhưng điểm khác biệt là mục đích của lời nói dối xã giao để bên kia không bị tổn thương.

Trong lời nói dối xã giao có ẩn ý “Vâng, dù tôi đang nói dối, nhưng tôi mong bạn sẽ tự nhận ra…”.

Quả nhiên người Nhật là một dân tộc vô cùng rắc rối nhỉ!

Ví dụ khi từ chối lời mời của người không thích, hoặc không muốn đi cùng, người Nhật sẽ nói:
“Vậy lần tới chúng ta gặp nhau nhé” hay “Vậy tôi sẽ liên lạc sau, nếu đi được thì đi nhé”.

Ảnh http://blog.livedoor.jp/ronrontiroru_4688rs/archives/52406212.html?ref=foot_btn_st_next&id=5122027

Khi nghe những lời này, về cơ bản nó có nghĩa “Thôi không đi nữa nhé”.
Thế nhưng nếu từ chối thẳng thừng, người kia sẽ bị tổn thương, do đó cách nói này khéo léo để người kia tự hiểu.

Nếu thực sự muốn gặp vào lần sau, người Nhật sẽ điều chỉnh lịch trình ngay tại lúc nói.
Tất nhiên không phải 100% ai cũng như thế, nhưng đa phần là vậy.

Người Nhật có câu nói đùa:

今度とお化けは出たことがない
(Kondo to obake wa deta koto ga nai)

“Lần tới thì không có ma nào xuất hiện đâu”.
Có nghĩa là nếu ai đó hẹn mà có kèm với từ “lần sau, lần tới”, khả năng cao là ngày đó không bao giờ đến.

Ảnh https://www.megamax.jp/html/buyers_voice/detail_347.htm

Giao tiếp kiểu Nhật có thể khó hiểu, nhưng nếu nghĩ theo hướng tích cực, kiểu giao tiếp này khá ôn hoà và không làm tổn thương đối phương.
Nếu bạn có thể hiểu rõ, nắm vững và tận dụng lối nói chuyện vòng vèo, “màu mè hoa lá hẹ” của người Nhật, bạn có thể tìm được những cơ hội tốt khi làm việc cùng họ.

Không chỉ trong công việc mà cả trong sinh hoạt hằng ngày cũng thế, do đó nếu sống ở Nhật hãy chú ý một chút nhé.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: